Cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh để ứng phó với dịch Covid-19
13:52 04/05/2020
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký ban hành Chỉ thị số 11/CT-TTg về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19.
Tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
Chỉ thị nêu rõ, với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và sự nỗ lực, quyết tâm cao của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, công tác phòng, chống dịch Covid-19 đã đạt được những kết quả quan trọng bước đầu. Tuy nhiên, tình hình dịch Covid-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, ngày càng lan rộng, có nguy cơ bùng phát tại nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế toàn cầu và nhiều quốc gia là đối tác lớn của Việt Nam.
Trong nước, dịch Covid-19 đã và đang tác động đến nhiều mặt của đời sống kinh tế, xã hội. Các hoạt động xuất, nhập khẩu, lưu thông, vận chuyển hàng hóa, hành khách, nhiều lĩnh vực dịch vụ bị ảnh hưởng rõ rệt. Một số ngành, lĩnh vực sản xuất bước đầu bị ảnh hưởng, có nơi thiếu hụt lao động tạm thời, gián đoạn chuỗi cung ứng nguyên, vật liệu đầu vào, gây đình trệ hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp trên địa bàn có dịch phải thu hẹp sản xuất kinh doanh hoặc tạm ngừng hoạt động.
Trong bối cảnh đó, để tập trung phòng, chống dịch Covid-19, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, an toàn đời sống và sức khỏe của nhân dân, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc các Tập đoàn kinh tế, Tổng Công ty Nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp, nhân dân cả nước tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi về tiếp cận vốn, tín dụng, tài chính, thuế, thương mại, thanh toán điện tử. Trong đó, chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức tín dụng cân đối, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh; áp dụng các biện pháp hỗ trợ đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt; miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán điện tử nhằm hỗ trợ trực tiếp cho người sử dụng dịch vụ, nhất là phí thanh toán trực tuyến đối với các dịch vụ hành chính công.
Rà soát, cắt giảm thủ tục hành chính, chi phí cho doanh nghiệp, tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy xuất, nhập khẩu. Cụ thể, rà soát, báo cáo thực trạng, nhu cầu nguyên vật liệu đầu vào để có giải pháp bảo đảm đủ nguồn cung cho hoạt động sản xuất, phân phối, lưu thông, cung ứng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước; củng cố thị trường nội địa, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho hoạt động bán lẻ. Đồng thời, có biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại, đa dạng hoá các thị trường xuất, nhập khẩu và tìm thị trường mới.
Tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp buôn lậu, gian lận thương mại, đầu cơ găm hàng, gây khan hiếm giả tạo, hàng giả, hàng nhái trên thị trường, nhất là các mặt hàng thiết yếu trong phòng chống dịch như khẩu trang, nước rửa tay khô, vật tư y tế…
Cùng với đó, khẩn trương phục hồi và phát triển ngành du lịch, hàng không. Đẩy mạnh xây dựng và triển khai các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch cấp quốc gia, các chương trình kích cầu du lịch nội địa. Đồng thời, mở rộng diện xét và cải tiến thủ tục cấp thị thực điện tử, đề xuất việc miễn phí thị thực đối với khách du lịch đi theo Chương trình du lịch trọn gói đến hết năm 2020, trước hết là các vùng, quốc gia không có dịch.
Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư và cải thiện môi trường kinh doanh; khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư; tập trung chỉ đạo, sớm hoàn thành đưa vào sử dụng các công trình kết cấu hạ tầng lớn, quan trọng, phát huy tối đa công suất thiết kế, hiệu quả kinh tế - xã hội. Kịp thời hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân; có chế tài xử lý nghiêm nếu để chậm trễ.
Khẩn trương tập trung xử lý, giải quyết các vướng mắc về tình hình lao động, việc làm trong các doanh nghiệp. Có giải pháp quản lý lao động nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam theo từng địa phương, nhất là lao động đến từ hoặc đi qua vùng dịch; có phương án hỗ trợ doanh nghiệp tìm nguồn lao động thay thế trong trường hợp thiếu hụt lao động, chuyên gia nước ngoài do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, các Bộ, ngành, địa phương chỉ đạo các cơ quan truyền thông kịp thời cung cấp thông tin chính thống, công khai, minh bạch, khách quan về kết quả phòng, chống dịch Covid-19 của Việt Nam; đẩy mạnh tuyên truyền việc chủ động, quyết liệt phòng chống, ứng phó với diễn biến của dịch và tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội, sức khoẻ và đời sống của nhân dân.
Trong nước, dịch Covid-19 đã và đang tác động đến nhiều mặt của đời sống kinh tế, xã hội. Các hoạt động xuất, nhập khẩu, lưu thông, vận chuyển hàng hóa, hành khách, nhiều lĩnh vực dịch vụ bị ảnh hưởng rõ rệt. Một số ngành, lĩnh vực sản xuất bước đầu bị ảnh hưởng, có nơi thiếu hụt lao động tạm thời, gián đoạn chuỗi cung ứng nguyên, vật liệu đầu vào, gây đình trệ hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp trên địa bàn có dịch phải thu hẹp sản xuất kinh doanh hoặc tạm ngừng hoạt động.
Trong bối cảnh đó, để tập trung phòng, chống dịch Covid-19, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, an toàn đời sống và sức khỏe của nhân dân, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc các Tập đoàn kinh tế, Tổng Công ty Nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp, nhân dân cả nước tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi về tiếp cận vốn, tín dụng, tài chính, thuế, thương mại, thanh toán điện tử. Trong đó, chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức tín dụng cân đối, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh; áp dụng các biện pháp hỗ trợ đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt; miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán điện tử nhằm hỗ trợ trực tiếp cho người sử dụng dịch vụ, nhất là phí thanh toán trực tuyến đối với các dịch vụ hành chính công.
Rà soát, cắt giảm thủ tục hành chính, chi phí cho doanh nghiệp, tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy xuất, nhập khẩu. Cụ thể, rà soát, báo cáo thực trạng, nhu cầu nguyên vật liệu đầu vào để có giải pháp bảo đảm đủ nguồn cung cho hoạt động sản xuất, phân phối, lưu thông, cung ứng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước; củng cố thị trường nội địa, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho hoạt động bán lẻ. Đồng thời, có biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại, đa dạng hoá các thị trường xuất, nhập khẩu và tìm thị trường mới.
Tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp buôn lậu, gian lận thương mại, đầu cơ găm hàng, gây khan hiếm giả tạo, hàng giả, hàng nhái trên thị trường, nhất là các mặt hàng thiết yếu trong phòng chống dịch như khẩu trang, nước rửa tay khô, vật tư y tế…
Cùng với đó, khẩn trương phục hồi và phát triển ngành du lịch, hàng không. Đẩy mạnh xây dựng và triển khai các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch cấp quốc gia, các chương trình kích cầu du lịch nội địa. Đồng thời, mở rộng diện xét và cải tiến thủ tục cấp thị thực điện tử, đề xuất việc miễn phí thị thực đối với khách du lịch đi theo Chương trình du lịch trọn gói đến hết năm 2020, trước hết là các vùng, quốc gia không có dịch.
Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư và cải thiện môi trường kinh doanh; khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư; tập trung chỉ đạo, sớm hoàn thành đưa vào sử dụng các công trình kết cấu hạ tầng lớn, quan trọng, phát huy tối đa công suất thiết kế, hiệu quả kinh tế - xã hội. Kịp thời hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân; có chế tài xử lý nghiêm nếu để chậm trễ.
Khẩn trương tập trung xử lý, giải quyết các vướng mắc về tình hình lao động, việc làm trong các doanh nghiệp. Có giải pháp quản lý lao động nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam theo từng địa phương, nhất là lao động đến từ hoặc đi qua vùng dịch; có phương án hỗ trợ doanh nghiệp tìm nguồn lao động thay thế trong trường hợp thiếu hụt lao động, chuyên gia nước ngoài do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, các Bộ, ngành, địa phương chỉ đạo các cơ quan truyền thông kịp thời cung cấp thông tin chính thống, công khai, minh bạch, khách quan về kết quả phòng, chống dịch Covid-19 của Việt Nam; đẩy mạnh tuyên truyền việc chủ động, quyết liệt phòng chống, ứng phó với diễn biến của dịch và tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội, sức khoẻ và đời sống của nhân dân.
bacninh.gov.vn