Doanh nghiệp FDI tại Việt Nam qua báo cáo PCI 2022
13:55 17/05/2023
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam tiếp tục tăng song khu vực FDI đã có sự dịch chuyển đáng chú ý khi thận trọng hơn với việc mở rộng dự án, rời khỏi một số lĩnh vực. Đặc biệt, số doanh nghiệp FDI báo lỗ vẫn chiếm tỷ lệ cao...

Năm 2021, tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, doanh thu của doanh nghiệp khu vực FDI đều tăng trưởng hai con số so với năm 2020; trong đó, công nghiệp chế biến chế tạo tiếp tục dẫn đầu về doanh thu với 82% tổng doanh thu của doanh nghiệp FDI.
Năm 2021, tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, doanh thu của doanh nghiệp khu vực FDI đều tăng trưởng hai con số so với năm 2020; trong đó, công nghiệp chế biến chế tạo tiếp tục dẫn đầu về doanh thu với 82% tổng doanh thu của doanh nghiệp FDI.

Báo cáo Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2022, do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) công bố vào giữa tháng 4/2023 vừa qua, đã khái quát về tình hình hoạt động của khối doanh nghiệp FDI tại Việt Nam trong năm 2022.

VIỆT NAM HÚT VỐN ĐẦU TƯ

Năm 1987, Quốc hội chính thức thông qua Luật Đầu tư nước ngoài. Đây là văn bản pháp lý quan trọng nhất đối với đầu tư nước ngoài. Kể từ đây, trong vòng hai năm 1988 - 1990, Việt Nam đã cấp giấy phép 213 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký gần 1,8 tỷ USD. Tuy nhiên, nguồn vốn giải ngân thấp, do các nhà đầu tư vẫn đang đợi chờ quá trình thay đổi và những cam kết từ Chính phủ Việt Nam.

Từ năm 1991, quá trình mở cửa diễn ra mạnh mẽ, làn sóng đầu tư nước ngoài ồ ạt vào Việt Nam. Tín hiệu tốt từ mối quan hệ giữa hai nước Việt Nam - Hoa Kỳ dần mở ra, năm 1995 Việt Nam chính thức bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ.

Đến nay, sau hơn 35 năm thu hút đầu tư nước ngoài, nền kinh tế Việt Nam  đã gặt hái được những thành quả. Đơn cử, thời điểm năm 1986, với dân số 61 triệu người, GDP đạt 26,34 tỷ USD thì đến năm 2021 dân số đã xấp xỉ 100 triệu, GDP đạt 366,1 tỷ USD (nguồn: WB) với tốc độ tăng trưởng thuộc nhóm cao trong khu vực cũng như trên thế giới. Đến năm 2022, GDP bình quân đầu người đạt hơn 4.000 USD (nguồn: Tổng cục Thống kê). 

Giai đoạn từ năm 1986 – 2022, Việt Nam đã thu hút được khoảng 438,7 tỷ USD vốn FDI, trong đó 274 tỷ USD đã được giải ngân.

Chính sách ưu đãi về thuế đã góp phân thu hút mạnh mẽ vốn FDI vào Việt Nam. Ảnh: TTXVN.
Chính sách ưu đãi về thuế đã góp phân thu hút mạnh mẽ vốn FDI vào Việt Nam. Ảnh: TTXVN.

Tính riêng 4 tháng đầu năm 2023, theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Việt Nam đã thu hút gần 8,88 tỷ USD vốn FDI, bằng 82,1% so cùng kỳ; trong đó, vốn thực hiện khoảng 5,85 tỷ USD, giảm 1,2% so cùng kỳ năm ngoái.

Trong tổng vốn đăng ký mới, điều chỉnh tăng vốn nói trên, có 1.044 lượt giao dịch góp vốn mua cổ phần của nhà nhà đầu tư nước ngoài, tăng 1,8% so cùng kỳ với tổng giá trị vốn góp đạt hơn 3,1 tỷ USD, tăng 70,4% so cùng kỳ.

Các số liệu trên đây cho thấy, các nhà đầu tư nước ngoài không chỉ có nhu cầu đầu tư tại Việt Nam trong ngắn hạn mà còn cả trong dài hạn.  

KHU VỰC FDI CÓ NHIỀU DỊCH CHUYỂN

Tuy vậy, Điều tra PCI-FDI 2022 cho thấy một ghi nhận đáng chú ý. Đó là doanh nghiệp FDI hoạt động tại các trung tâm công nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ như Bình Dương và Đồng Nai lại là những địa phương tỏ ra thận trọng nhất với việc mở rộng quy mô hoạt động trong tương lai. Điều này trái ngược hoàn toàn với sự lạc quan ở các địa phương như Bà Rịa – Vũng Tàu, Hải Dương, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Quảng Nam, Hưng Yên và Bắc Giang.

Nguyên nhân của hiện tượng này có thể bởi sự dịch chuyển trong cơ cấu lao động giữa các vùng miền và giữa các ngành nghề. Theo đó, để có thể mở rộng quy mô, các doanh nghiệp FDI ở Bình Dương và Đồng Nai cần tuyển dụng thêm lao động; tuy nhiên, việc này lại trở nên đặc biệt khó khăn trong bối cảnh sau đại dịch Covid-19 do tình trạng hàng loạt người lao động rời bỏ nhà xưởng trở về quê vừa để tránh dịch, vừa tái lập nghiệp hoặc tìm kế sinh nhai khác nơi quê nhà.

Một thông tin đáng lưu ý, theo điều tra PCI-FDI 2022 đó là phần lớn doanh nghiệp FDI hoạt động tại Việt Nam có quy mô nhỏ và vừa, dù là theo tiêu chí về vốn, lao động hay doanh thu.

Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh năm 2019, theo Báo cáo PCI-FDI 2022. Nguồn: Báo cáo PCI 2022.
Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh năm 2019, theo Báo cáo PCI-FDI 2022. Nguồn: Báo cáo PCI 2022.

Cụ thể, có gần 83% doanh nghiệp FDI có số vốn dưới 100 tỷ đồng; 1/4 doanh nghiệp FDI sử dụng dưới 10 lao động và 57,4% có dưới 50 lao động. Về doanh thu, gần 25% số doanh nghiệp FDI có doanh thu dưới 3 tỷ đồng và 77,8% có doanh thu dưới 100 tỷ đồng trong năm 2022.

Phân theo hệ thống ngành nghề, kết quả khảo sát có gần một nửa (49,5%) số doanh nghiệp FDI hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và chế tạo; 39% trong lĩnh vực dịch vụ và thương mại; 7% trong lĩnh vực xây dựng.

Xét theo ngành thì phần lớn doanh nghiệp FDI hoạt động trong ngành bán buôn - bán lẻ. Các ngành khác có mật độ doanh nghiệp FDI lớn là sản xuất chế biến kim loại đúc sẵn, cao su, nhựa và sản phẩm điện tử, máy tính.

Đặc biệt, Điều tra PCI-FDI 2022 còn cho thấy có một xu hướng là khối doanh nghiệp FDI đang có sự dịch chuyển khỏi ngành may mặc. Ví dụ, năm 2010, các doanh nghiệp dệt may chiếm tỷ trọng lớn nhất thì đến năm 2022 con số này đã giảm đáng kể. Ở chiều ngược lại, doanh nghiệp các ngành sản xuất máy tính, thiết bị điện tử và thông tin/truyền thông đang chiếm tỷ trọng ngày càng lớn.

NHIỀU DOANH NGHIỆP FDI BÁO LỖ

Trong những năm gần đây, các nhà đầu tư nước ngoài còn đẩy mạnh các hoạt động, thương vụ sáp nhập và mua lại (M&A). Đáng chú ý là 20 thương vụ M&A lớn và đình đám tại thị trường Việt Nam, thu hút sự quan tâm của dư luận.

Chiếm khoảng 1/3 trong số đó là các nhà đầu tư đến từ Thái Lan. Có thể dẫn ra một số vụ đình đám, như: Tập đoàn Beverage chi 4,8 tỷ USD mua lại 53,59% cổ phần của Tổng công ty Bia Sài Gòn (Sabeco); Central Group bỏ ra 1,14 tỷ USD mua chuỗi đại siêu thị BigC; TCC Holdings chi 800 triệu USD mua Metro Cash&Carry Việt Nam; Siam City Cement (SCCC) mua 65% Lafarge Holcim (khoảng 524 triệu USD); SCG mua Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Việt Nam (VCM, tổng giá trị được cho là 440 triệu USD) và mua 85% cổ phần Prime Group (tương đương 290 triệu USD); chuỗi bán lẻ Power Buy thuộc Central Group, chi 140 triệu USD mua hệ thống bán lẻ điện máy Nguyễn Kim (140 triệu USD),…

Trên 55% tổng số doanh nghiệp khu vực FDI báo cáo lỗ, với giá trị lỗ 168.334 tỷ đồng. 
Trên 55% tổng số doanh nghiệp khu vực FDI báo cáo lỗ, với giá trị lỗ 168.334 tỷ đồng. 

Riêng 10 tháng đầu năm 2021 (năm dịch Covid-19 hoành hành dữ dội tại Việt Nam), thị trường M&A Việt Nam đã thu hút 8,8 tỷ USD, tăng 18% so với năm 2020 và 13,7% so với thời kỳ trước đại dịch 2019. Ví dụ: Tập đoàn SMBC (Nhật Bản) mua 49% cổ phần FE Credit; Ngân hàng SHB bán SHB Finance cho Ngân hàng Ayudhya (Thái Lan); SK Group (Hàn Quốc) mua 16,26% cổ phần VinCommerce; đặc biệt, Thaco mua lại chuỗi bán lẻ eMart (Hàn Quốc) dưới hình thức nhượng quyền…

Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam 2021 cho biết, khu vực FDI có 18.762 doanh nghiệp, trong đó có 16.455 doanh nghiệp có kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, chiếm 2,8% tổng số doanh nghiệp cả nước và tăng 60,7%. Doanh thu thuần khu vực doanh nghiệp FDI bình quân giai đoạn 2016 – 2019 tạo ra 6,3 triệu tỷ đồng, chiếm 28,4% và tăng 106,2%.

Lợi nhuận trước thuế bình quân giai đoạn 2016 – 2019 khu vực doanh nghiệp FDI tạo ra 374,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 44,4% và tăng 102,1%. Lợi nhuận trước thuế năm 2019, khu vực FDI tạo ra lợi nhuận cao nhất trong toàn bộ khu vực doanh nghiệp, đạt 406 nghìn tỷ đồng, tăng 6,4% so với năm 2018.

Mới đây, trong Báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ kết quả kinh doanh năm 2021 của doanh nghiệp khu vực FDI, Bộ Tài chính cho biết, số doanh nghiệp FDI báo lỗ là 14.293, chiếm 55% tổng số doanh nghiệp FDI của cả nước, với giá trị lỗ 168.334 tỷ đồng. Số doanh nghiệp FDI có lỗ lũy kế là 16.258; doanh nghiệp FDI lỗ mất vốn chủ sở hữu là 4.402, đều tăng so với năm 2020.

Từ các số liệu trên, Bộ Tài chính đánh giá, bên cạnh những kết quả đạt được, sự tăng trưởng nguồn vốn của doanh nghiệp FDI phần lớn đến từ nguồn tài trợ bên ngoài. Các chỉ tiêu sinh lời một số lĩnh vực vẫn còn âm, chưa được cải thiện. Số nộp ngân sách vẫn chưa tương xứng với tổng mức đầu tư. 

Top
Thăm dò
Ban quản lý các KCN Bắc Ninh hỗ trợ doanh nghiệp công tác phòng, chống Covid-19
Quảng cáo
Văn bản, chính sách mới Hỗ trợ thông tin đất-xưởng Quản trị web Đăng tin tuyển dụng Dịch vụ công trực tuyến tỉnh Bắc Ninh Doanh nghiệp trong các KCN Bắc Ninh-Enterprises in Bac Ninh Industrial Parks
Tỷ giá ngoại tệ