CÔNG ĐOÀN TRONG VIỆC CHĂM LO ĐỜI SỐNG VẬT CHÂT, TINH THẦN CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
10:00 11/02/2014
Thực hiện mục tiêu phấn đấu đưa Bắc Ninh đến năm 2015 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, tạo tiền đề đến năm 2020 là một trong tỉnh dẫn đầu vùng trọng điểm Bắc Bộ mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh đã xác định, trong những năm qua Đảng uỷ và lãnh đạo Ban quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh đã không ngừng đổi mới, sáng tạo, đoàn kết và quyết tâm cao trong việc thực hiện mọi nhiệm vụ được giao

CÔNG ĐOÀN TRONG VIỆC CHĂM LO ĐỜI SỐNG VẬT CHÂT, TINH THẦN CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG

 

Trần Đình Minh

Chủ tịch Công đoàn các KCN Bắc Ninh

 

 

I/ Tình hình đoàn viên, CNLĐ trong các KCN Bắc Ninh.

Thực hiện mục tiêu phấn đấu đưa Bắc Ninh đến năm 2015 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, tạo tiền đề đến năm 2020 là một trong tỉnh dẫn đầu vùng trọng điểm Bắc Bộ mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh đã xác định, trong những năm qua Đảng uỷ và lãnh đạo Ban quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh đã không ngừng đổi mới, sáng tạo, đoàn kết và quyết tâm cao trong việc thực hiện mọi nhiệm vụ được giao, làm tốt công tác tham mưu với Tỉnh uỷ, UBND tỉnh trong việc quy hoạch các khu công nghiệp và trình Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt 15 khu công nghiệp của tỉnh, hiện 9 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động thu hút 622 dự án đầu tư với 129.423 NLĐ làm việc trong các khu công nghiệp. Trong vòng 6 năm trở lại đâ số lao động làm việc trong cáckhu công nghiệp tăng lên không ngừng, cụ thể:

 

Năm

TS lao động (người)

 

Lao động nội tỉnh

(người)

Lao động Ngoại tỉnh (người)

Tỷ lệ

lao động ngoại tỉnh/TS lao động (%)

2008

33.111

20.231

19.476

58,8

2009

41.323

21.900

19.423

47,0

2010

56.874

25.678

31.196

54,9

2011

87.053

35.655

51.398

59,0

2012

117.455

44.673

72.782

61,9

2013

129.423

45.197

84.226

65,0

(Nguồn từ Phòng QL Lao động BQL các KCN Bắc Ninh)

Qua bảng tổng hợp nêu trên cho thấy trong vòng 5 năm trở lại đây số lao động ngoại tỉnh tăng dần đồng nghĩa số lao động nội tỉnh được các doanh nghiệp tuyển dụng vào làm việc trong các khu công nghiệp ngày càng ít đi. Nhìn về góc độ xã hội thì người dân Bắc Ninh mất ruộng sản xuất nông nghiệp để phục vụ cho phát triển công nghiệp thì con em họ phải được ưu tiên tuyển vào làm việc tại các doanh nghiệp để giải quyết công ăn việc làm cho số lao động nông nghiệp bị mất ruộng nếu không thì con em nông dân không còn ruộng sản xuất sẽ không có công ăn, việc làm dẽ xảy ra các tệ nạn xã hội do “nhàn cư vi bất thiện”.

Đây là vấn đề đặt ra cho chính quyền địa phương, các chủ doanh nghiệp cần phải có chính sách ưu tiên tuyển dụng lao động người địa phương (nhất là địa phương nơi người dân mất ruộng sản xuất nông nghiệp cho phát triển công nghiệp) vào làm việc để giải quyêt kịp thời việc làm cho con em họ.

Tỷ lệ lao đông nam, lao động nữ trong các doanh nghiệp khu công nghiệp:

Năm

TSLĐ

Nam

Nữ

Tỷ lệ Nam/TSLĐ (%)

Tỷ lệ

Nữ/TSLĐ (%)

2008

33.111

14.302

18.809

43,2

56,8

2009

41.323

15.767

25.556

38,2

61,8

2010

56.874

21.226

35.648

37,3

62,7

2011

87.053

25.478

61.575

29,3

70,7

2012

117.455

32.517

84.938

27,7

72,3

2013

121.407

32.620

88.787

26,8

73,2

( Nguồn từ Phòng QL Lao động BQL các KCN Bắc Ninh)

Qua bảng tổng hợp trên cho thấy trong vòng 5 năm trở lại đây số lao động nữ được tuyển dụng vào làm việc trong doanh nghiệp thuộc các khu công nghiệp Bắc Ninh ngày càng tăng (năm sau cao hơn năm trước). số lao động nữ làm việc trong các doanh nghiệp tăng cao đồng nghĩa lao động nam được tuyển dụng vào làm việc tại các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp ít.

Thực tế cho thấy hầu hết các doanh nghiệp (khoảng 90% các doanh nghiệp) đều đăng thông tin tuyển dụng lao động nữ. Đây cũng là vấn đề cần được quan tâm, bởi hiện có rất nhiều doanh nghiệp toàn là lao động nữ, lao động nam rất ít gây ra mất cân bằng giơi nghiêm trọng ngay trong các doanh nghiệp.

Nguyên nhân doanh nghiệp trong các khu công nghiệp tuyển dụng lao động người địa phương ít hơn lao động ngoại tỉnh, lao động nữ nhiều hơn lao động nam là vì lao động nữ thường chịu khó hơn lao động nam, lao động nữ ít quậy phá hơn lao động nam, lao động nội tỉnh có tư tưởng nhà gần nên không sợ ai hay quậy phá, gây gổ hơn lao động ngoại tỉnh. Còn một nguyên nhân quan trọng nữa đó là pháp luật Việt Nam không cấm việc các doanh nghiệp tuyển lao động ngoại tỉnh nhiều hơn lao động nội tỉnh, lao động nữ nhiều hơn lao động nam nên họ tuyển tùy ý họ.

Tuy nhiên về góc độ xã hội mất cân bằng giới ngay trong doanh nghiệp là vấn đề hệ lụy đến xã hội tỷ lệ nữ không có chồng ngày càng tăng vì công nhân thời gian lao động trong công ty quá nhiều, hết giờ làm trong công ty về nhà mệt mỏi phải nhỉ ngơi nên rất ít có thì giờ giao lưu, vui chơi, tìm hiểu thăm thú bạn bè để kết bạn tìm người yêu, số lượng công nhân lao động nữ nạo hút thai ngày càng tăng vì nhu cầu sinh lý đồi hỏi mà số nam ít, sô nữ nhiều không phải cứ có chồng thì mới sinh hoạt tình dục.

Qua 2 bảng tổng hợp tình hình lao động trong các khu công nghiệp nêu trên cho thấy Chính quyền địa phương, các nhà quản lý (kể cả chủ doanh nghiệp) cần quan tâm đến cơ chế chính sách trong việc tuyển dụng lao động người địa phương (lao động nội tỉnh) ưu tiên tuyển dụng con em nông dân mất ruộng do phát triển công nghiệp. chú ý tuyển dụng cân bằng lao động nam, lao động nữ trong doanh nghiệp.

- Cơ cấu trình độ chuyên môn, bậc thợ:

Với 622 dự án trong và ngoài nước đầu tư vào địa bàn các khu công nghiệp Bắc Ninh thu hút 129.423 lao động có thể nói lực lượng lao động trong các khu công nghiệp Bắc Ninh phát triển không ngừng song lao động có trình độ chuyên môn cao, bậc thợ cao, tay nghề cao rất ít, chủ yếu là lao động phổ thông, xuất thân từ nông thôn (kể cả lao động nội tỉnh và lao động ngoại tỉnh) trình độ học vấn hạn chế, khả năng nhận thức thấp, chuyển đổi từ tác phong nông nghiệp chậm chạp, tùy tiện sang tác phong công nghiệp linh hoạt, khẩn trương, quy lát chậm, tinh thần tự học, tự rèn, ý thức phấn đấu vươn lên còn yếu.

- Độ tuổi lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn các khu công nghiệp Bắc Ninh:

. Độ tuổi trên 45: khoảng 5%;

. Độ tuổi từ 31 đến 45 khoảng 15%.

. Độ tuổi từ 18 đến 30 khoảng; 80% (các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp thường chỉ tuyển lao động ớ độ tuổi từ 18 tuổi đến 30 tuổi, lao động trên mức tuổi này phần lớn là lao động thời vụ.

 ( Phòng lao động BQL các KCN Bắc Ninh không thống kê được các số liệu này mà dự trên cơ sở thong báo tuyển dụng của các doanh nghiệp về độ tuổi tuyển dụng, Công đoàn các KCN cũng chưa thống kê được số liệu này)

 

II/ Thực trạng tổ chức và hoạt động của Công đoàn các khu công nghiệp Bắc Ninh

Công đoàn các khu công nghiệp Bắc Ninh được thành lập ngày 27 tháng 5 năm 2004 theo Quyết định số 102/QĐ – LĐLĐ Khi mới thành lập có 05 công đoàn cơ sở (CĐCS ) với 1.725 đoàn viên công đoàn. Sau 9 năm đi vào hoạt động đến tháng 6 năm 2013 Công đoàn các khu công nghiệp đã có 193 CĐCS với 48.468 đoàn viên, tăng 188 CĐCS, 46.743 đoàn viên;

2.1-  Cơ cấu tổ chức của Công đoàn các khu công nghiệp:

- Công đoàn các khu công nghiệp Bắc Ninh được thành lập tháng 5 năm 20014, với 5 CĐCS, 1.725 đoàn viên công đoàn. Cán bộ công đoàn chuyên trách chỉ có 1 đ/c, BCH lâm thời gồm 15 đ/c, trong đó 05 đ/c Ban Thường vụ, 01 chủ tịch (là cán bộ công đoàn chuyên trách),

.Tháng 7 năm 2005 Công đoàn các khu công nghiệp Bắc Ninh tổ chức Đại hội lần thứ nhất nhiệm kỳ 2005 – 2010 bầu ra Ban Chấp hành công đoàn khóa I gồm 15 đ/c;  trong đó 5 đ/c trong Ban Thường vụ; 01 đ/c Chủ tịch (là cán bộ công đoàn chuyên trách), 01 Phó Chủ tịch ( là cán bộ công đoàn kiêm nhiệm).

.Tháng 9 năm 2009 Công đoàn các khu công nghiệp Bắc Ninh tổ chức Đại Hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2009 - 2014 bầu ra Ban Chấp hành khóa II gồm 21 đ/c, trong đó 07 đ/c  Ban thường vụ, 01 Chủ tịch; 02 Phó Chủ tịch (đều là cán bộ công đoàn chuyên trách).

. Tháng 3 năm 2013 tại Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn các khu công nghiệp kỳ họp thứ 15, một đ/c Ủy viên Ban thường vụ có đơn xin thôi không tham gia Ban thường vụ  và do  yêu cầu, nhiệm vụ Ban Chấp hành Công đoàn các khu công nghiệp tiến hành bầu bổ sung 01 đ/c Ủy viên Ban Chấp hành vào Ban Thường vụ và bầu 01 đ/c ủy viên Ban thường vụ giữ chức vụ Phó Chủ tịch, nâng số Phó Chủ tịch Công đoàn các khu công nghiệp lên 03 đ/c ( tất cả đều là cán bộ công đoàn chuyên trách).

+ Số lượng Công đoàn cơ sở: 193 CĐCS, Trong đó:

. CĐCS trực thuộc: 170 CĐCS

. CĐCS chỉ đạo phối hợp: 23 CĐCS.

. CĐCS trong các Công ty có vốn đầu tư nước ngoài: 152

. CĐCS trong các Cty có vốn đầu tư trong nước: 41

. CĐCS trong các Công ty Cổ phần: 39

+ Số lượng, trình độ, cơ cấu đội ngũ cán bộ công đoàn.

- Số lượng cán bộ CĐCS: 2.385 đ/c trong đó:

. Ban Chấp hành CĐCS: 1.344 đ/c

. UBKT CĐCS: 465 đ/c.

. Tổ trưởng, tổ phó tổ công đoàn: 576 đ/c.

- Trình độ cán bộ công đoàn:

. Trên đại học: 9 đ/c (0,6%)

. Đại học: 737 đ/c (54,8%)

. Cao đẳng: 384 đ/c (28,6%).

. Trung cấp: 183 đ/c (13,6%)

. Sơ cấp: 31 đ/c (2,4%)

2.2- Tình hình hoạt động của Công đoàn trong các KCN Bắc Ninh:

Trong những năm qua mặc dù Công đoàn các khu công nghiệp gặp không ít khó khăn trong hoạt động, song được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của LĐLĐ tỉnh, sự phối hợp chỉ đạo của Đảng ủy BQL các khu công nghiệp, sự phối hợp chặt chẽ có hiệu quả giữa Công đoàn các khu công nghiệp với lãnh đạo và cán bộ công nhân viên chức BQL các KCN Bắc Ninh, tinh thần quyết tâm phấn đấu vươn lên của cán bộ chuyên trách công đoàn, tinh thần đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, bám sát chương trình kế hoạch hoạt động toàn khóa và hàng năm của Ban chấp hành, Ban Thường vụ công đoàn các KCN, sự ủng hộ nhiệt tình của đội ngũ BCH các CĐCS và các chủ doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, kiên trì thực hiện chủ trương “bám sát cơ sở, hướng mọi hoạt động về cơ sở” Hoạt động của Công đoàn các khu công nghiệp đạt được những kết quả đáng kể trên các lĩnh vực hoạt động:

- Công tác vận động thành lập tổ chức công đoàn và phát triển đoàn viên đạt thành tích xuất sắc, góp phần quan trọng hiện thực hoá chương trình mục tiêu phát triển 1,5 triệu đoàn viên của TLĐLĐ Việt Nam.

- Công tác tuyên truyền, giáo dục CNLĐ và đoàn viên công đoàn được triển khai thường xuyên, có hiệu quả, góp phần nâng cao nhận thức chính trị, và ý thức chấp hành pháp luật của CNLĐ trong các doanh nghiệp.

- Công tác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động được chỉ đạo thường xuyên và CĐCS thực hiện tích cực góp phần quan trọng vào việc đảm bảo đời sống tinh thần, vật chất của CNLĐ trong các doanh nghiệp, công đoàn phối hợp chặt chẽ, có trách nhiệm với các cơ quan, ban ngành chức năng giải quyết kịp thời các cuộc đình công, sớm ổn định tình hình đảm bảo môi trường đầu tư của tỉnh.

- Hoạt động công đoàn, nhất là các CĐCS từng bước đi vào nề nếp, vị thế của tổ chức công đoàn ngày càng được khẳng định trong các doanh nghiệp, hoạt động công đoàn đã đóng góp quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội trong các KCN, góp phần tích cực vào sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.Cụ thể:

1. Nghiên cứu, tham gia xây dựng và kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật, chính sách, chế độ có liên quan trực tiếp đến CNVC-LĐ, tổ chức công đoàn:

Công đoàn các khu công nghiệp thường xuyên quan tâm chỉ đạo công đoàn cơ sở trong các khu công nghiệp (trước hết là các đ/c Chủ tịch, Phó Chủ tịch ủy viên Ban Chấp hành CĐCS) tích cực nghiên cứu các văn bản pháp luật, nhất là những văn bản pháp luật liên quan đến chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người lao động (như Bộ Luật Lao động, Luật Công đoàn, Luật BHXH, Hiên pháp năm 1992, Luật Giao thong…, các Nghị định, Thông tư , Chỉ thị hướng dẫn thực hiện pháp luật vv…);  Chỉ đạo CĐCS (Chủ tịch, các phó Chủ tịch, Ủy viên BCH) xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật tới CNVCLĐ bằng nhiều hình thức linh hoạt, phong phú dễ hiểu, dễ nhớ nhằm làm cho CNVCLĐ nắm được chính sách pháp luật, thực hiện sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, mặt khác trên cơ sở nghiên cứu để hiểu, nắm vững để tham gia, đóng góp ý kiến với Đảng, Nhà nước xây dựng chủ trương, chính sách pháp luật liên quan đến quyền, lợi ích và nghĩa vụ của CNLĐ, đoàn viên như: tham gia đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật Lao động, Luật Công đoàn (sửa đổi bổ sung); Hiến pháp 1992; dự thảo sửa đối Luật Đất đai, đóng góp ý kiến vào Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động vv…Đã có tổng số 135 CĐCS tham gia đóng góp 1.327 ý kiến vào dự thảo sửa đối Luật Công đoàn, Luật Lao động, Luật Đất đai, Hiến pháp các ý kiên mặc dù chưa thực sự chất lượng song đã thể hiện được ý thức trách nhiệm, thể hiện được nguyện vọng của người lao động, đoàn viên công đoàn trong việc tham gia với Đảng, Nhà nước hoạch định chính sách pháp luật.

Để CĐCS hoạt động có hiệu quả bảo vệ được suyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động Công đoàn các khu công nghiệp quan tâm chỉ đạo CĐCS thường xuyên quan tâm hỗ trợ người lao động ký giao kết hợp đồng lao động, tư vấn cho người lao động đọc kỹ các nội dung trong bản hơp đồng lao động, mạnh dạn hỏi người sử dụng lao động hoặc người được ủy quyền đại diên cho người lao động trước khi ký và chỉ ký sau khi đã nắm vững và hiểu hết những nội dung đã ghi trong HĐLĐ, Công đoàn các khu công nghiệp còn quan tâm chi đạo CĐCS xây dựng nội dung thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT), tích cực đàm phán với chủ sử dụng lao đông để thương lượng tiến tới ký kết TƯLĐTT giữa công đoàn và chủ sử dụng lao động, đồng thời chỉ đạo CĐCS nắm vững thời hiệu của TƯLĐTT để sửa đổi bổ sung khi có sự thay đổi chế độ chính sách của Nhà nước việt Nam hoặc diễn biến thực tiễn không còn phù hợp hoặc TƯLĐTT đã hết hiệu lực. Chỉ đạo CĐCS phối hợp với chủ sử dung lao động mở Hội nghị người lao động hàng năm, tăng cường đối thoại trong doanh nghiệp nhằm xây dựng môi quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong các doanh nghiệp. Kết quả đã có 90% các đơn vị, doanh nghiệp có tổ chức công đoàn đã xây dựng và ký kết TƯLĐTT, 85% các doanh nghiệp có tổ chức công đoàn tổ chức được Hội nghị người lao động thường niên.

Với chức năng đại diện bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng của người lao động Công đoàn các khu công nghiệp thường xuyên quan tâm Chỉ đạo CĐCS trong các khu công nghiệp tăng cường giám sát việc thực hiện TƯLĐTT đã được ký kết, tham gia, kiến nghị kịp thời với chủ sử dụng lao động khi chủ sử dụng lao động có biểu hiện làm sai nội dung TƯLĐTT đã ký kết hoặc thực hiện chưa đúng, chưa đủ các nội dung đã ký kết để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, măt khác CĐCS cũng tích cực tuyên truyền, phổ biễn nội dung TƯLĐTT bằng nhiều hình thức linh hoạt, phong phú đến người lao động để người lao đông nắm vững và thực hiện nghiêm. Hàng năm Công đoàn các khu công nghiệp có chương trình phối hợp với các phòng chức năng của Ban quản lý các khu công nghiệp, các Ban chức năng của LĐLĐ tỉnh, tham gia đoàn kiểm tra liên ngành của Sở LĐTBXH tỉnh kiểm tra các doanh nghiệp về việc thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động góp ý kiến kịp thời, thẳng thắn với chủ sử dụng lao động trong việc cải thiện bữa ăn ca, cải thiện điều kiên làm việc, phương tiện làm việc, bảo hộ lao động các chế độ về VSATLĐ, VSATTP, chế độ nâng lương, phụ cấp cho người lao động và các hoạt động khác có lợi hơn cho người lao động.

Chỉ đạo CĐCS phối hợp với chủ doanh nghiệp hưởng ứng tuần lễ Quốc gia An toàn vệ sinh lao động – Phòng chống cháy nổ hàng năm, phối hợp với chủ doanh nghiệp tổ chức các hoạt động đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động CNLĐ và tích cực tham gia thực hiện nghiêm túc công tác bảo hộ lao động - an toàn vệ sinh lao động - phòng chống cháy nổ bằng nhiều hình thức  như: treo băng zôn khẩu hiệu tuyên truyền, tăng cường công tác kiểm tra, tự kiểm tra, huấn luyện cho người lao động và người sử dụng lao động về công tác đảm bảo ATVSLĐ- PCCN, chăm sóc sức khỏe cho người laođộng và phòng chống bệnh nghề nghiệp, Công đoàn đã phối hợp với các Ban chức năng của LĐLĐ tỉnh, các phòng chức năng của Ban quản lý các khu công nghiệp và Sở LĐTBXH kiểm tra nắm bắt tình hình sản xuất, kinh doanh, thực hiện pháp luật về lao động và thực hiện các chế độ chính sách của các doanh nghiệp, của chủ sử dụng lao động đối với CNLĐ. Chỉ đạo các CĐCS rà soát các đối tượng CNLĐ nghèo có hoàn cánh đặc biệt khó khăn để đề nghị LĐLĐ tỉnh hỗ trợ xây nhà từ nguồn “Quỹ mái ấm công đoàn” . Trong những năm vừa qua đã có 16 CNLĐ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được hỗ trọ tiền từ  “Quỹ mái ấm công đoàn” xây nhà mới và sửa chữa nhà rột nát

2. Công tác tuyên truyền, giáo dục trong CNVC- LĐ:

Công tác truyên truyền, giáo dục CNVCLĐ được Công đoàn các khu công nghiệp đặc biệt chú trọng. Công đoàn các khu công nghiệp thường xuyên chỉ đạo CĐCS tích cực tuyên truyền tới CNVCLÐ, các Chỉ thị, Nghị quyết của Ðảng, của Công đoàn, chính sách pháp luật của Nhà nước nhất là các chính sách liên quan trực tiếp tới người lao động, nhằm làm cho người lao động nắm vững chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, trên cơ sở năm vững để thực hiện tốt không vi phạm pháp luật, đồng thời nắm vững để có thể tự bảo vệ mình và tổ chức công đoàn mới làm tốt được chức năng bảo vệ quyền, lợi ích hơp pháp, chính đáng của người lao động. Công đoàn các khu công nghiệp còn thường xuyên chỉ đạo CĐCS đổi mới phương pháp tuyên truyền, giáo dục CNVCLĐ, vừa đảm bảo tính linh hoạt, tính hấp dẫn vừa đảm bảo tính hiệu quả phương pháp tuyên truyền phải phù hợp tình hình thực tiễn từng đơn vị như treo băng zôn khẩu hiệu để tuyên truyền, phát tờ rơi đến tay CNVCLĐ, treo pa nô, áp phích, vẽ tranh cổ động ở nơi đông người qua lại dễ quan sát,  dễ dừng lại đọc, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, với hình thức sân khấu hóa để chuyển tải nội dung tuyên truyền, tổ chức giao lưu, tọa đàm để tuyên truyền, mở các lớp tập huân, hội thảo, đối thoại tư vấn tại chỗ vv...để tuyên truyền, Ngoài ra Công đoàn các khu công nghiệp thường xuyên phối hợp với Ban Tuyên giáo, Ban Nữ công, Ban Kinh tế Chính sách- Pháp luật của LĐLĐ tỉnh tổ chức mở lớp tập huấn quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, công tác phòng chống các tệ nạn xã hội HIV/AIDS tới CNVCLĐ, tuyên truyền kiến thức về sức khỏe sinh sản, về bình đẳng giới trong CNVCLĐ. Kết quả trong năm năm qua đã phát 15.300 tờ rơi, mở 53 lớp tập huấn vói 5.215 CNVCLĐ tham gia, treo 1.567 pa nô, áp phích, khẩu hiệu vượt đường, xây dựng 02 góc tuyên truyền bảo hộ lao động ở hai doanh nghiệp, tổ chức 10 cuộc thi tìm hiểu về kiến thức pháp luật trong CNVCLĐ.

Cùng với công tác tuyên truyền Công đoàn các khu công nghiệp còn thường xuyên chỉ đạo CĐCS tăng cường công tác giáo dục CNVCLĐ, đoàn viên công đoàn, giáo dục ý thức sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật, chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng , chính sách pháp luật của Nhà nước, giáo dục tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn  nhau trong lao động, học tập, công tác, giáo dục ý thức chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy chế của cơ quan doanh nghiệp, thực hiện tốt nội dung hợp đồng lao động đã ký, thực hiện nghiêm túc TƯLĐTT. Giáo dục cho CNVCLĐ, đoàn viên công đoàn tinh thần học tập phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn, nghịêp vụ, nâng cao tay nghề, tinh thần tích cực học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Rèn luyện tác phong công nghiệp vv…

Nhân dịp các ngày lễ lớn của đất nước, ngày kỷ niệm trọng đại của dân tộc Công đoàn các khu công nghiệp chỉ đạo CĐCS tổ chức các hoạt động tập thể (tọa đàm, giao lưu, xây dựng công trình, TDTT, VHVN…) thiết thực chào mừng giúp CNVCLĐ, đoàn viên công đoàn hiểu sâu hơn ý nghĩa lịch sử, ý nghĩa thời đại của các sự kiện, các ngày lễ bồi dưỡng cho CNVCLĐ lòng tự hào dân tộc, ý thức chính trị, tinh thần trách nhiệm với đất nước, dân tộc, xác định rõ trách nhiệm của mình trong việc phấn đấu vươn lên xứng danh với truyền thống anh hung, sự hy sinh cống hiến của các thế hệ đi trước.

3. Tổ chức các phong trào thi đua:.

Mặc dù Điều lệ Công đoàn Việt Nam không đặt ra nhiệm vụ chỉ đạo, tổ chức các phong trào đối với Công đoàn các khu công nghiệp song Ban Chấp hành Công đoàn các KCN Bắc Ninh thường xuyên quan tâm chỉ đạo công đoàn cơ sở phát động các phong trào thi đua trong CNVCLĐ, có sơ kết, tổng kết, biểu dương những gương người tốt việc tốt, gương điển hình tiên tiến trong lao động sản xuất, các phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”;  phong trào thi đua xây dựng môi trường “ Xanh – sạch – Đẹp”, phong trào thi đua “ nuôi con khỏe, dạy con ngoan”; phong trào thi đua xây dựng CĐCS vững mạnh và vững mạnh xuất sắc vv..do Công đoàn các khu công nghiệp phát động được CĐCS trong các doanh nghiệp hưởng ứng tích cực đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội cao. Hàng năm tại các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước vấn có hàng trăm sáng kiến cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động làm lợi cho cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp hàng trăm triệu đồng. Trong năm năm trở lại đây CNVCLĐ trong các khu công nghiệp đã có 15 đoàn viên được cấp bằng lao động sáng tạo, 1537 sáng kiến kinh nghiệm được phổ biến rộng rãi trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp với 1521 CSTĐ cấp cơ sở, 16 CSTĐ cấp tỉnh vv…

4. Đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động, chăm lo đời sống, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng, phát triển đoàn viên thành lập Công đoàn cơ sở và nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn:

Với phương châm hướng mọi hoạt động về cơ sở Công đoàn các khu công nghiệp phân công cán bộ công đoàn chuyên trách phụ trách từng khu công nghiệp, chịu trách nhiệm toàn bộ chất lượng hoạt động công đoàn cơ sở được phân công theo địa bàn các khu công nghiệp, chỉ đạo cán bộ công đoàn chuyên trách thường xuyên đi cơ sở, bám sát mọi hoạt động của công đoàn cơ sở, tích cực chỉ đạo Ban Chấp hành CĐCS hoạt động theo phương pháp “cầm tay chỉ việc”, “tư vấn tại chỗ” nhằm hướng dẫn cán bộ CĐCS nội dung, phương pháp, cách tjh]s tổ chức hoạt động công đoàn. Hệ thống văn bản chỉ đạo của Công các khu công nghiệp đối với công đoàn cơ sở được soạn thảo và gửi tới 100% CĐCS và được đăng tải trên trang Website “IZABACNINH.GOV.VN” của Ban quản lý các KCN Bắc Ninh để cán bộ CĐCS có thể nắm được nội dung hệ thống văn bản chỉ đạo của Công đoàn các khu công nghiệp khi không nhận được văn bản chỉ đạo gửi theo đường bưu điện. Mẫu kế hoạch hoạt động, mấu các loại sổ sách, mẫu báo cáo kết quả hoạt động công đoàn hang quý, mẫu quy chế hoạt động của Ban chấp hành, mẫu quy chế phối hợp giữa Ban Chấp hành công đoàn với Ban Giám đốc công ty, Mẫu Quy chế chi tiêu quỹ công đoàn và các mẫu khác liên quan đến hoạt động CĐCS đều được đăng tải trên trang website của BQL các KCN Bắc Ninh để các CĐCS thực hiện.

 

 

3- Vai trò của Công đoàn trong việcchăm lo đời sống vật chất tinh thần cho người lao động trong các khu công nghiệp.

- Công đoàn tham gia xây dựng cơ chế chính sách, liên quan đến đời sống người lao động.

- Công đoàn bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng của người lao động.

- Công đoàn tham gia xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ.

Cụ thể vai trò của Công đoàn trong Xây dựng- Tổ chức thực hiện các cơ chế chính sách liên quan đến đời sống người lao động như:

- Tiền lương, thu nhập của người lao động.

- Tiền thưởng của NLĐ.

- Tổ chức hoạt động thăm hỏi, trợ cấp.

- Tổ chức ăn trưa, ăn giữa ca, bồi dưỡng độc hại…

- Nhà ở.

- BHYT, BHXH, trợ cấp thất nghiệp.

- Chế độ làm việc, nghỉ ngơi, bảo hộ lao động .

- Thực trạng thi đua khen thưởng.

- Đào tạo nâng cao trình độ cho người lao động.

- Chính sách quản lý người lao động, tạo Đ/k cho người lao động thăng tiến, cống hiến. ( Hỏi Phòng lao động).

- Văn hóa của Doanh nghiệp và KCN.

- Tổ chức cho người lao động tiếp cận thông tin, báo chí.

- Tổ chức cho người lao động tham gia các hoạt động VHVN, TDTT, vui chơi giải trí.

- Thăm hỏi, động viên, hiếu hỉ.

 

 

 

Top
Thăm dò
Ban quản lý các KCN Bắc Ninh hỗ trợ doanh nghiệp công tác phòng, chống Covid-19
Quảng cáo
Văn bản, chính sách mới Hỗ trợ thông tin đất-xưởng Quản trị web Đăng tin tuyển dụng Dịch vụ công trực tuyến tỉnh Bắc Ninh Doanh nghiệp trong các KCN Bắc Ninh-Enterprises in Bac Ninh Industrial Parks
Tỷ giá ngoại tệ