1. Trong các nhà đầu tư đến
kháo sát và đầu tư đặt nhà máy tại Việt Nam, có 1 số nhà đầu tư có Công nghệ Mạ
trong quá trình sản xuất. Họ muốn hỏi nếu có công nghệ Mạ như thế thì KBC hoặc
BQL có thể tư vấn cho họ nên đầu tư tại địa điểm nào hợp lý?
Trả lời:
- Nhà đầu tư vào KCN Nam Sơn – Hạp Lĩnh, vì có ngành nghề: Gia công cơ khí; xử lý và tráng phủ kim loại (theo Giấy phép môi trường số 47/GPMT-BTNMT ngày 28/02/2023 của Bộ Tài nguyên và Môi trường).
2. Làm thế nào để đàm phán các điều kiện với cơ
quan nhà nước để mua đất?
Trả lời:
Hiện nay, tại Bắc Ninh có 24 dự án hạ tầng KCN, cho
các nhà đầu tư thứ cấp thuê lại đất để thực hiện dự án. Do đó, các Nhà đầu tư
làm việc và đàm phán các điều kiện để thuê lại đất với các chủ đầu tư hạ tầng
KCN.
3. Thủ tục thành lập công ty tại Việt Nam như thế nào? Điều kiện đăng
ký? Vốn đăng ký bao nhiêu? Có nhất định phải nộp không? Có nhất định phải có 1
cổ đông người Việt không?
Trả lời:
3.1. Thủ tục thành lập Công ty tại Việt Nam
Căn cứ quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020 và Nghị định
01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp (Điều 22, Điều
23 và Điều 24) thì Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp gồm:
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
2. Điều lệ công ty.
3. Danh sách thành viên, danh sách cổ đông (đối với từng
loại hình doanh nghiệp).
4. Bản sao các giấy tờ sau đây:
a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện
theo pháp luật của doanh nghiệp;
Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy
tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
3.2. Vốn đăng ký bao nhiêu? Có nhất định phải nộp không?
Luật Doanh nghiệp năm 2020 không quy định vốn điều lệ tối thiểu, tối đa của doanh nghiệp tùy theo nhu cầu và năng lực tài chính của nhà đầu tư. Về thời hạn góp vốn được quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020, cụ thể nhà đầu tư phải góp vốn trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Khoản 2 Điều 47 đối với Công ty TNHH 2 thành viên trở lên; Khoản 2 Điều 75 đối với Công ty TNHH một thành viên; Khoản 1 Điều 113 đối với CTCP).
3.3. “Có nhất định phải có 1 cổ đông người Việt không?”
Tùy theo lĩnh vực
đầu tư và theo nhu cầu đầu tư của nhà đầu tư, cụ thể:
- Đối với lĩnh vực
đầu tư không hạn chế tỷ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư nước ngoài, công ty không
nhất thiết phải có cổ đông, thành viên là người Việt Nam.
- Đối với lĩnh vực
đầu tư bị hạn chế tỷ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư nước
ngoài phải liên doanh với tổ chức, cá nhân là người Việt Nam, ví dụ: dịch vụ
cho thuê lao động…Điều kiện, tỷ lệ cụ thể, đề nghị nhà đầu tư tham khảo
theo quy định của Luật Đầu tư và luật chuyên ngành. Danh mục ngành nghế chưa tiếp
cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài và danh mục ngành nghề tiếp cận thị
trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài được quy định tại Phụ lục I
ban hành kèm theo Nghị định số 31/2021/NĐ-CP. Điều kiện tiếp cận thị trường đối
với nhà đầu tư nước ngoài trong các ngành nghề quy định tại Phụ lục I nêu trên
đã được đăng tải trên Công thông tin quốc gia về đầu tư (địa chỉ:
https://vietnaminvest.gov.vn).
4. Những người cần thiết để thành lập công ty ở Việt Nam là ai, chẳng hạn như ở Trung Quốc có trợ lý kế toán, trợ lý pháp lý, trợ lý pháp nhân, v.v.?
Trả lời:
Khi đăng ký thành
lập doanh nghiệp, Doanh nghiệp phải đăng ký người đại diện theo pháp luật; người
đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu, thành viên là tổ chức (Điều12, 14, 15 Luật
Doanh nghiệp 2020). Ngoài ra, để đảm bảo quá trình hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể thành lập các phòng ban chuyên môn
như: tài chính kế toán, phòng pháp chế…theo quy định.
Trong quá trình
đăng ký thành lập doanh nghiệp, nếu có vướng mắc đề nghị nhà đầu tư liên hệ với
Phòng Đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Ninh – 02223875188; email: dkkdbn@gmail.com để được hướng dẫn theo quy định.
5. Mức lương thực tế của nhân viên văn phòng và nhân viên kinh doanh tại các thành phố phát triển của Việt Nam như Hà Nội
và Hồ Chí Minh là bao nhiêu? Lương cơ bản là bao nhiêu? Thu nhập bình quân là
bao nhiêu?
Trả lời:
Thành phố Hà Nội được biết đến là một trong hai thành phố lớn của cả nước lại chỉ đứng ở vị trí thứ 5 trong danh sách với khoảng 9,3 triệu đồng/ người/ tháng. Trong khi đó, Đà Nẵng với mức lương trung bình mỗi người hơn 10,2 triệu đồng/ tháng đã vươn lên đứng thứ 2 cả nước.
Cụ thể, mức lương đầu năm 2022 của lao động
phổ thông ở Hà Nội là 9,9 triệu đồng/tháng thì ở TPHCM chỉ là 8,1 triệu
đồng/tháng. Sang quý II/2022, lương lao động phổ thông ở TPHCM tăng lên 8,5
triệu đồng/tháng, ở Hà Nội giảm một chút còn 9,8 triệu đồng/tháng.
Ở Bắc Ninh:
Thu nhập bình quân của
lao động gián tiếp: 9.589.000 đồng/người/tháng.
Thu nhập bình quân của
lao động trực tiếp: 7.912.000 đồng/người/tháng.
Thu nhập bình quân chung
của người lao động trong các KCN Bắc Ninh: 8.750.000 đồng/người/tháng.
6. Các nền tảng bán hàng trực tuyến của Việt Nam tại Việt Nam là gì?
Trả lời:
Tại Việt Nam, kinh doanh online là hình thức bán
hàng trực tuyến, thông qua nền tảng công nghệ số như website, mạng xã hội
(Facebook, Tiktok, Instagram) hoặc sàn thương mại điện tử (Shopee, Lazada,
Tiki).
7. Chính sách quản lý ngoại hối của Việt Nam là gì?
Trả lời:
Hiện nay tại Việt Nam, chính sách quản lý ngoại hối
được quy định tại các văn bản sau, mọi doanh nghiệp sử dụng ngoại hối trên lãnh
thổ Việt Nam đều phải tuân thủ các quy định này:
1. Thông tư 32/2013/TT-NHNN ngày 26/12/2013 về Hướng
dẫn thực hiện quy định hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam
Thông tư này hướng dẫn về nguyên tắc hạn chế sử dụng
ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam, các trường hợp được sử dụng ngoại hối trên
lãnh thổ Việt Nam cũng như trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức sử dụng ngoại hối
trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Thông tư 06/2019/TT-NHNN ngày 26/06/2019 về Hướng
dẫn quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt
Nam.
Thông tư này hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với
các trường hợp đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam bao gồm: Góp vốn đầu
tư, mở và sử dụng tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng ngoại tệ và bằng đồng Việt
Nam, chuyển tiền thực hiện chuẩn bị đầu tư, chuyển vốn, lợi nhuận và nguồn thu
hợp pháp ra nước ngoài, chuyển nhượng vốn đầu tư, chuyển nhượng dự án đầu tư.
3. Thông tư 05/2014/TT-NHNN ngày 12/03/2014 về Hướng dẫn mở và sử dụng tài khoản vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Thông tư này quy định việc mở và sử dụng tài khoản vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam để thực hiện các giao dịch liên quan đến đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam.
4. Thông tư 12/2022/TT-NHNN ngày 30/09/2022 Hướng dẫn
về quản lý ngoại hối đối với việc vay và trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp.
Thông tư này quy định về:
- Thủ tục
đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp không được
chính phủ bảo lãnh
- Việc
mở và sử dụng khoản vay, trả nợ nước ngoài của bên đi vay; việc mở và sử dụng
tài khoản thanh toán của bên cho vay tại tổ chức tín dụng được phép tại Việt
Nam để thực hiện khoản vay và trả nợ nước ngoài;
- Việc rút vốn, trả nợ và chuyển tiền khác
liên quan đến thực hiện khoản vay nước ngoài;
- Việc
cung cấp, sử dụng và quản lý thông tin trên trang điện tử quản lý vay và trả nợ
nước ngoài không được chính phủ bảo lãnh
- Việc
báo cáo, thống kê về hoạt động vay và trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp không
được Chính phủ bảo lãnh.