TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP SAU CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ GÓP PHẦN LÀNH MẠNH HOÁ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TRONG CÁC KCN BẮC NINH
07:05 15/11/2010
Quản lý Nhà nước sau cấp giấy chứng nhận đầu tư theo góc độ quản lý nhà nước theo Quy chế hoạt động của Ban quản lý các KCN Bắc Ninh ban hành kèm theo Quyết định số 61/QĐ-BQL ngày 16/7/2008 của Trưởng ban Ban quản lý các KCN Bắc Ninh, Phòng Quản lý doanh nghiệp có các chức năng, nhiệm vụ cơ bản sau:

(Bài tham luận tại Đại hội Đảng bộ Ban quản lý các KCN Bắc Ninh năm 2010)

Thạc sĩ. Nguyễn Tiến Quyết

Chuyên viên Phòng Quản lý Doanh nghiệp

 

  1. Quản lý Nhà nước sau cấp giấy chứng nhận đầu tư:

Quản lý Nhà nước sau cấp giấy chứng nhận đầu tư theo góc độ quản lý nhà nước theo Quy chế hoạt động của Ban quản lý các KCN Bắc Ninh ban hành kèm theo Quyết định số 61/QĐ-BQL ngày 16/7/2008 của Trưởng ban Ban quản lý các KCN Bắc Ninh, Phòng Quản lý doanh nghiệp có các chức năng, nhiệm vụ cơ bản sau:

-      Theo dõi tiến độ và đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện dự án theo đúng giấy chứng nhận đầu tư đã được cấp;

-      Theo dõi quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo qua các báo cáo thống kê định kỳ tháng, quý, năm …

-      Thực hiện việc hỗ trợ, giải quyết các khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện đầu tư thực hiện dự án;

-      Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;

  1. Thực trạng

Tính đến hết năm 2009, các KCN Bắc Ninh đã có 191 dự án đi vào hoạt động trên tổng số 385 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư, đạt 49,6%.

Năm 2009, Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 19.421 tăng 69% so với năm 2008; Giá trị xuất khẩu đạt 1.004 triệu USD tăng 118,3% so với năm 2008; Nhập khẩu 811 triệu USD tăng 77,9% so với năm 2008; Nộp ngân sách 800 tỷ đồng tăng 99% so với năm 2008; Vốn đầu tư thực hiện 3.781 bằng 52,6% so với năm 2008 (chi tiết như bản đính kèm).

Các dự án đầu tư nước ngoài có công nghệ kỹ thuật cao, quy mô đầu tư lớn, chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực điện, điện tử, viễn thông… đã tạo ra hình ảnh mới đối với các KCN Bắc Ninh, tạo sự cân bằng giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, đảm bảo sự phát triển ổn định của các KCN. Theo tốc độ tăng bình quân đến năm 2010 giá trị SXCN chiếm 65¸70% giá trị SXCN toàn tỉnh (14.078 tỷ đồng), giá trị xuất khẩu đạt 800¸900 tr.USD (chiếm 85¸90% toàn tỉnh), các KCN từng bước khẳng định vị trí, vai trò chủ yếu quyết định sự phát triển và tăng trưởng kinh tế công nghiệp của tỉnh.

Tuy nhiên, còn tồn tại một số dự án đầu tư vào các KCN không đủ năng lực, triển khai chậm tiến độ theo cam kết, hoạt động kém hiệu quả và vi phạm các chính sách pháp luật của Nhà nước.

Đến hết năm 2009 đã thụ lý hồ sơ thu hồi 48 Giấy chứng nhận đầu tư. Các dự án thu hồi GCNĐT chủ yếu tập trung thời kỳ đầu xây dựng các KCN, quan tâm nhiều đến số lượng dự án đầu tư, chưa có điều kiện lựa chọn dự án đầu tư tốt, chủ yếu dự án đầu tư trong nước nên chất lượng dự án thấp. Việc thu hồi do các nguyên nhân chủ yếu sau: Dự án quy mô nhỏ, năng lực thấp, không có khả năng đầu tư dẫn đến triển khai dự án chậm tiến độ so với cam kết; dự án xác định mục tiêu đầu tư dàn trải, công nghệ lạc hậu, khả năng cạnh tranh của sản phẩm thấp dẫn đến hoạt động cầm chừng, phải chuyển sang cho thuê nhà xưởng hoặc chuyển nhượng tài sản trên đất cho nhà đầu tư khác; dự án hoạt động kinh doanh không lành mạnh, chiếm đất với diện tích lớn nhằm mục đích đầu cơ trục lợi, gây lãng phí nguồn lực về đất đai, nhà xưởng, lao động và ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư trong KCN.

Còn nhiều doanh nghiệp thực hiện chế độ báo cáo theo pháp luật về báo cáo thống kê không nghiêm túc, gây khó khăn cho công tác tổng hợp, báo cáo đánh giá phân tích và dự báo.

3.     Một số giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp sau cấp giấy chứng nhận đầu tư góp phần lành mạnh hoá môi trường đầu tư trong các KCN Bắc Ninh.

3.1. Tăng cường hiệu quả công tác quản lý nhà nước:

Thực tế công tác triển khai dự án của các doanh nghiệp cho thấy, số lượng dự án chưa triển khai còn lớn 79 dự án chiếm khoảng 20,5% tổng số dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư (tính đến hết 31/12/2009); các dự án triển khai đầu tư còn chậm, kéo dài vượt quá tiến độ đăng ký gây lãng phí tài nguyên đất, chi phí đầu tư và ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của KCN. Dễ dàng nhận thấy nếu các doanh nghiệp đi vào hoạt động theo đúng tiến độ đăng ký thì hiệu quả hoạt động của KCN sẽ cao hơn. Như vậy, hiệu quả hoạt động của KCN chưa tương xứng với tiềm năng. Để đẩy nhanh quá trình triển khai thực hiện dự án và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong các KCN cần thực hiện tốt các nội dung sau.

- Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra việc triển khai thực hiện dự án của các doanh nghiệp. Đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện theo đúng tiến độ đầu tư đăng ký, kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc liên quan đến triển khai dự án của doanh nghiệp. Kiên quyết loại bỏ những doanh nghiệp không triển khai dự án (do chây ì hoặc do khó khăn về tài chính không có biện pháp khắc phục), thay thế bằng các doanh nghiệp, dự án khác có hiệu quả hơn.

- Hỗ trợ giải quyết nhanh các thủ tục hành chính liên quan đến việc huy động vốn bằng cách thế chấp tài sản để doanh nghiệp huy động vốn triển khai dự án và tổ chức sản xuất kinh doanh.

- Nắm bắt và giải quyết kịp thời những vướng mắc khó khăn của các doanh nghiệp.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật về KCN, Lao động, Công đoàn, Thống kê trong KCN. Tăng cường sự phối hợp với các ngành chức năng trong công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiên quyết xử phạt những doanh nghiệp không chấp hành.

- Tăng cường công tác phối hợp giữa Ban quản lý các KCN Bắc Ninh với các cơ ban ngành của tỉnh, đặc biệt là Cục Thuế, Cục Thống kê, Hải quan Bắc Ninh trong việc quản lý Nhà nước đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Các Phòng chuyên môn cần tăng cường phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ. Thông tin chính xác, kịp thời hoạt động của doanh nghiệp, các biểu hiện vi phạm, những khó khăn, vướng mắc để có biện pháp xử lý.

Chủ động thực hiện việc tuyên truyền chính sách pháp luật liên quan đến nhiệm vụ chuyên môn của Phòng đến các doanh nghiệp, nâng cao ý thức chấp hành và hiệu quả công tác tuyên truyền pháp luật đến doanh nghiệp. Để đạt được các bộ phận tiếp xúc ban đầu với Nhà đầu tư (Phòng Quản lý Đầu tư, Bộ phận một cửa) cần nắm bắt địa chỉ liên lạc cung cấp cho các Phòng chuyên môn, đồng thời hướng dẫn các doanh nghiệp đến các Phòng chuyên môn để được hướng dẫn và nắm bắt các quy định của pháp luật liên quan trong quá trình triển khai và hoạt động.

3.2. Đẩy nhanh tốc độ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các KCN, đảm bảo bàn giao mặt bằng cho Nhà đầu tư đúng tiến độ; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ đáp ứng yêu cầu thi công xây dựng của các doanh nghiệp.

3.3. Phối hợp tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, tạo điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cho các doanh nghiệp.

Thị trường là vấn đề rất quan trọng quyết định việc tổ chức sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Trước tình hình kinh tế thế giới hiện nay, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng các doanh nghiệp cần phải phát triển thị trường nội địa hoặc thực hiện việc xuất khẩu hàng hoá trong khu vực. Đây là cơ sở để doanh nghiệp phát triển sản xuất vì tiềm năng tiêu thụ sản phẩm của thị trường còn rất lớn. Do đó, thực hiện việc hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường thông qua:

- Tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại trên địa bàn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia quảng bá hình ảnh, thương hiệu, sản phẩm của mình.

- Tăng cường mối liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp, các KCN và giữa các KCN, các doanh nghiệp KCN với các Cụm CN-TTCN và thị trường nội tại. Để tăng cường mối liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp KCN và các KCN trên địa bàn có thể xây dựng đề án trình UBND tỉnh cho phép các doanh nghiệp KCN thành lập Câu lạc bộ hoặc Hội doanh nghiệp KCN nhằm hỗ trợ sản xuất và trực tiếp tiêu thụ sản phẩm của nhau, tạo nên một thị trường nội tại vững chắc trên quan điểm hợp tác cùng phát triển.

- Tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục để các doanh nghiệp tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, các hội chợ, triển lãm thương mại quốc tế hoặc trong nước.

Trên đây là kết quả, những đánh giá về hoạt động của doanh nghiệp năm 2009 và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các KCN góp phần lành mạnh hoá môi trường đầu tư tại các KCN Bắc Ninh./.

 

Bắc Ninh tháng 4/2010

Top
Thăm dò
Ban quản lý các KCN Bắc Ninh hỗ trợ doanh nghiệp công tác phòng, chống Covid-19
Quảng cáo
Đăng ký kết nối làm việc với các doanh nghiệp trong các KCN Bắc Ninh Công ty Tân Phát
Văn bản, chính sách mới Hỗ trợ thông tin đất-xưởng Quản trị web Đăng tin tuyển dụng Dịch vụ công trực tuyến tỉnh Bắc Ninh Doanh nghiệp trong các KCN Bắc Ninh-Enterprises in Bac Ninh Industrial Parks Chứng chỉ Năng lực hoạt động xây dựng của Trung tâm Hỗ trợ đầu tư và phát triển KCN Bắc Ninh Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
Tỷ giá ngoại tệ