Nâng cao chất lượng nguồn lao động đáp ứng nhu cầu lao động tại các KCN Bắc Ninh
13:48 12/11/2010
Trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, Đảng và Nhà nước ta luôn xem con người là yếu tố đặc biệt quan trọng, nên đã không ngừng đào tạo, bồi dưỡng nguồn lao động đáp ứng yêu cầu, mục tiêu đề ra ở từng thời kỳ. Tuy nhiên, trước yêu cầu phát triển mới theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đang đặt ra nhiều thách thức. Thách thưc lớn nhất là lực lượng lao động tuy đông nhưng về chất lượng nhìn chung còn thấp nên tình trạng thiếu lao động qua đào tạo đang là tình trạng chung của nhiều doanh nghiệp các khu công nghiệp.

Trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, Đảng và Nhà nước ta luôn xem con người là yếu tố đặc biệt quan trọng, nên đã không ngừng đào tạo, bồi dưỡng nguồn lao động đáp ứng yêu cầu, mục tiêu đề ra ở từng thời kỳ. Tuy nhiên, trước yêu cầu phát triển mới theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đang đặt ra nhiều thách thức. Thách thưc lớn nhất là lực lượng lao động tuy đông nhưng về chất lượng nhìn chung còn thấp nên tình trạng thiếu lao động qua đào tạo đang là tình trạng chung của nhiều doanh nghiệp các khu công nghiệp.

Bắc Ninh là tỉnh được tái lập từ năm 1997, có vị trí thuận lợi về đường giao thông thuỷ, bộ, đường sắt. Từ xưa Bắc Ninh đã là nơi hội tụ giao lưu kinh tế của vùng Kinh Bắc. Bên cạnh nghề trồng lúa, trồng dâu Bắc Ninh còn có những làng nghề thủ công danh tiếng như: tranh Đồng Hồ, gò đồng Đại Bái, đồ gỗ Đồng Kỵ … Ngoài ra, tỉnh Bắc Ninh nằm trong vùng tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội - Quảng Ninh - Hải Phòng thuận lợi cho giao thông và nhất là phát triển các KCN.

Hiện nay, tỉnh Bắc Ninh đã quy hoạch 17 KCN, 6 KCN đang hoạt động, tính đến hết Quý I năm 2008 có 294 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư vào các KCN Bắc Ninh, trong đó có 125 dự án đi vào hoạt động, tạo công ăn việc làm cho 21.341 lao động, lao địa phương chiếm 42%, lao động nữ chiếm 50,6%, lao động phổ thông chiếm khoảng 80%. Với tốc độ thu hút đầu tư và các dự án đi vào hoạt động ngày một tăng thì lượng lao động đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp cũng phải tương ứng về số lượng, trình độ, tay nghề…

Mặc dù, các KCN hiện đang có hơn hai vạn lao động nhưng chất lượng nguồn lao động chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của các doanh nghiệp.

1/ Qua phân tích, thống kê thực trạng lao động tại các KCN thì nguyên nhân chủ yếu đó là:

+ Đối với lao động có trình độ:

Trình độ học vấn của lao động khá nhưng khả năng tiếp cận và thích ứng công việc thực tế lại thấp do: sức cạnh tranh, khả năng làm việc của người lao động bị hạn chế; Tay nghề, trình độ chuyên môn còn thấp. Đa số học sinh, sinh viên tốt nghiệp các trường dạy nghề hoặc chuyên môn, nghiệp vụ nhưng còn thiếu kỹ năng cơ bản để có thể thực hiện một công việc độc lập, kỹ năng giao tiếp ngoại ngữ hạn chế…

+ Đối với lao động phổ thông:

Lao động phổ thông chủ yếu từ lao động từ nông nghiệp chuyển sang chưa được qua đào tạo, chưa có tác phong công nghiệp, mang nặng thói quen và tập quán sản xuất nhỏ, kỷ luật lao động lỏng lẻo, thiếu trách nhiệm đối với công việc, quan hệ hợp tác yếu và hầu hết là không biết ngoại ngữ….

Số lượng lao động này khi được tuyển dụng vào doanh nghiệp thì hầu hết các doanh nghiệp phải tổ chức đào tạo cho phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp.

2/ Yêu cầu đặt ra đối với người lao động trong thời kỳ CNH - HĐH

Để thực hiện mục tiêu đến năm 2015 Bắc Ninh trở thành một tỉnh công nghiệp thì yêu cầu đặt ra với lao động tại các KCN sẽ là:

- Có trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật, tay nghề cao và thông thạo lý thuyết, kỹ năng thực hiện công việc theo nhiều cấp trình độ khác nhau; Để vừa đáp ứng cho đại bộ phận người lao động có nghề, tìm được việc làm, có thu nhập, ổn định cuộc sống, vừa đáp ứng yêu cầu về trình độ lao động làm việc trong các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ mới, hiện đại.

- Có tác phong công nghiệp và trách nhiệm đối với công việc. Linh hoạt, năng động sáng tạo và có khả năng giải quyết các vướng mắc trong công việc. Đồng thời, người lao động có tinh thần hợp tác, có văn hoá ứng xử tốt trong quá trình làm việc.

- Ngoài ra người lao động cần phải có kỹ năng giao tiếp ngoại ngữ đó là một yêu cầu cũng là một thách thức đối với lực lượng lao động của chúng ta hiện nay.

3/ Giải pháp nâng cao chất lượng lao động cho các KCN

Để nâng cao chất lượng lao động phải có sự phối hợp đồng thể hiện bằng mô hình sau : Nhà trường - Nhà nước - Doanh nghiệp - Người lao động cụ thể:

+ Trường học đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp, nhu cầu của thị trường;

+ Nhà nước định hướng ưu tiên lao động vào những ngành mà doanh nghiệp cần và tạo lập hành lang pháp lý;

+ Doanh nghiệp cam kết sử dụng lao động và trợ giúp công tác thực hành. Nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho người lao động. Việc nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn cho người lao động giúp cho người lao động thích ứng với yêu cầu của công việc mới, đồng thời qua trình độ chuyên môn và tay nghề được nâng cao cho phép người lao động tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, duy trì, mở rộng sản xuất, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động. Ngoài ra doanh nghiệp thực hiện đúng các chế độ chính sách pháp luật lao động.

+ Người lao động định hướng ngành nghề phù hợp trước khi đi học, chấp hành tốt ý thức kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp, luôn nâng cao trình độ, tay nghề cũng như khả năng giao tiếp về ngoại ngữ.

Nguyễn Thị Bạch Yến

Top
Thăm dò
Ban quản lý các KCN Bắc Ninh hỗ trợ doanh nghiệp công tác phòng, chống Covid-19
Quảng cáo
Công ty Tân Phát Đăng ký kết nối làm việc với các doanh nghiệp trong các KCN Bắc Ninh
Văn bản, chính sách mới Hỗ trợ thông tin đất-xưởng Quản trị web Đăng tin tuyển dụng Dịch vụ công trực tuyến tỉnh Bắc Ninh Doanh nghiệp trong các KCN Bắc Ninh-Enterprises in Bac Ninh Industrial Parks Chứng chỉ Năng lực hoạt động xây dựng của Trung tâm Hỗ trợ đầu tư và phát triển KCN Bắc Ninh Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
Tỷ giá ngoại tệ