Quản lý nhà nước: một số vấn đề đặt ra sau cấp GCNĐT trong các KCN
10:56 12/11/2010
Thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2000 - 2005 với mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 Bắc Ninh trở thành tỉnh công nghiệp. Nhận thức được vị trí, ý nghĩa và tầm quan trọng của mục tiêu trên, Ban quản lý các Khu công nghiệp Bắc Ninh đã tích cực tham mưu cho Tỉnh uỷ, UBND tỉnh trong việc quy hoạch, xây dựng và phát triển các Khu công nghiệp tập trung, coi đây là trọng tâm, tiền đề cho sự phát triển kinh tế công nghiệp của tỉnh.

Thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2000 - 2005 với mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 Bắc Ninh trở thành tỉnh công nghiệp. Nhận thức được vị trí, ý nghĩa và tầm quan trọng của mục tiêu trên, Ban quản lý các Khu công nghiệp Bắc Ninh đã tích cực tham mưu cho Tỉnh uỷ, UBND tỉnh trong việc quy hoạch, xây dựng và phát triển các Khu công nghiệp tập trung, coi đây là trọng tâm, tiền đề cho sự phát triển kinh tế công nghiệp của tỉnh.

Đến nay toàn tỉnh đã quy hoạch 17 Khu công nghiệp tập trung với diện tích 10.500 ha, trong đó 04 Khu công nghiệp đang vận hành (Khu công nghiệp Tiên Sơn, Khu công nghiệp Quế Võ 1, Khu công nghiệp Đại Đồng - Hoàn Sơn và Khu công nghiệp Yên Phong I). Với những giải pháp thu hút đầu tư đúng đắn trong 2 năm 2006 - 2007 các dự án đầu tư vào các Khu công nghiệp đã tăng vọt. Đến ngày 30/11/2007, Ban quản lý các Khu công nghiệp Bắc Ninh đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 261 dự án với tổng vốn đăng ký đầu tư 1,36 tỷ USD (179 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký đầu tư 10.148 tỷ đồng và 82 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký đầu tư 723,0 triệu USD).

Các Khu công nghiệp tập trung đang giữ vai trò quan trọng trong việc thu hút đầu tư vào Bắc Ninh, nhất là đầu tư nước ngoài. Các dự án có vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu từ Nhật Bản (40,3%); Đài Loan + Trung Quốc (31,1%); Singapore; Hàn Quốc… Đã thu hút được một số dự án lớn về sản xuất công nghiệp điện tử, viễn thông công nghệ cao và công nghiệp phụ trợ của các Tập đoàn Canon, Sumitomo, Foxconn, Mitac, Longtech… Ngoài ra còn một số Tập đoàn lớn về sản xuất công nghiệp điện tử khác đang tìm hiểu môi trường để đầu tư.

Các dự án đầu tư vào các Khu công nghiệp đã có hiệu quả rõ rệt. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp trong các Khu công nghiệp 11 tháng đầu năm 2007 ước đạt 6.000 tỷ đồng (chiếm 50% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh), nộp ngân sách đạt 199,0 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu 247,0 triệu USD, giá trị nhập khẩu 276,4 triệu USD, tuyển dụng 19.400 lao động.

Bên cạnh những kết quả đạt được, qua thực tiễn công tác quản lý doanh nghiệp sau cấp phép đầu tư vào các Khu công nghiệp phát hiện thấy một số vấn đề tồn tại chủ yếu cần phải giải quyết đó là:

- Các dự án đầu tư vào các Khu công nghiệp chưa đủ sức tạo lập ngành nghề mũi nhọn. Những dự án lớn có tác động mạnh đến sự phát triển cả Khu công nghiệp, sự phát triển vùng… mang tầm chiến lược chưa thực sự được quan tâm nghiên cứu để tập trung mời gọi đầu tư một cách bài bản.

- Một số doanh nghiệp đầu tư vào Khu công nghiệp có dự án quy mô nhỏ, năng lực thấp dẫn đến triển khai dự án chậm tiến độ theo cam kết đầu tư; xác định mục tiêu đầu tư dàn trải, công nghệ lạc hậu, khả năng cạnh tranh của sản phẩm thấp, hoạt động cầm chừng hoặc phải chuyển sang cho thuê nhà xưởng; một số doanh nghiệp phải chấm dứt hoạt động dự án, chuyển nhượng tài sản cho nhà đầu tư khác.

- Còn có doanh nghiệp chưa tuân thủ đầy đủ pháp luật Việt Nam, đặc biệt chính sách pháp luật đối với người lao động dẫn đến biểu tình, đình công.

- Tình hình an ninh trật tự trong các Khu công nghiệp và vùng phụ cận diễn biến phức tạp. Xảy ra nhiều vụ trộm cắp tài sản của doanh nghiệp và người lao động, đánh nhau… Hiện tại lao động chủ yếu thuê nhà ở dân các vùng lân cận đã gây ảnh hưởng lớn đến an ninh trật tự trong khu vực và đặc biệt nhu cầu văn hoá thể thao, thông tin… phục vụ phát triển con người đang bị thiếu hụt nghiêm trọng.

- Sự phối hợp của các Sở, ban ngành trong công tác quản lý sau cấp phép cho nhà đầu tư chưa chặt chẽ. Đặc biệt công tác giám sát, kiểm tra và thanh tra các hoạt động trong Khu công nghiệp còn nhiều trồng chéo, gây phiền hà cho doanh nghiệp. Ban quản lý các Khu công nghiệp là đơn vị quản lý Nhà nước trực tiếp đối với Khu công nghiệp nhưng chưa có chức năng thanh tra và xử lý vi phạm, việc xử lý vi phạm phải có sự phối hợp với các Sở, ban ngành có liên quan nên thường chậm, hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra thấp. Do đó rất cần có cơ chế rõ ràng hơn công tác quản lý Nhà nước trong Khu công nghiệp.

Trong xu thế hội nhập, đặc biệt khi Việt Nam đã chính thức ra nhập WTO với hệ thống chính sách pháp luật về đầu tư ngày càng được hoàn thiện, dòng vốn đầu tư (đầu tư nước ngoài) đang có xu hướng đầu tư mạnh mẽ vào Bắc Ninh trong những năm tới. Vấn đề đặt ra là công tác quản lý doanh nghiệp sau cấp phép đầu tư làm sao có hiệu quả. Trong khuôn khổ bài viết và từ góc nhìn công tác quản lý Nhà nước trực tiếp đối với doanh nghiệp Khu công nghiệp xin nêu ra một số ý kiến để giải quyết những tồn tại trên như sau:

- Định hướng thu hút đầu tư, lựa chọn nhà đầu tư, xác định những dự án ưu tiên thu hút đầu tư theo hướng tạo lập, quy hoạch Khu công nghiệp chuyên ngành mũi nhọn (điện tử, cơ khí chính xác, vật liệu mới, chế biến lương thực, thực phẩm công nghệ cao) và tạo lập chuỗi công nghiệp phụ trợ. Chuyển từ mô hình Khu công nghiệp sản xuất là chủ yếu sang mô hình Khu công nghiệp, đô thị và hệ thống dịch vụ kèm theo để phát triển thành Đô thị công nghiệp.

- Tăng cường công tác rà soát, kiểm tra và loại bỏ các dự án triển khai chậm tiến độ theo cam kết, các dự án hoạt động không hiệu quả và vi phạm các chính sách pháp luật của Nhà nước. Việc loại bỏ doanh nghiệp không đủ năng lực phải tiến hành thường xuyên, liên tục và hoàn toàn phù hợp với quy luật phát triển (muốn phát triển rất khoát phải có đào thải). Đến nay Ban quản lý các Khu công nghiệp Bắc Ninh đã hoàn thiện hồ sơ thu hồi 27 Giấy phép đầu tư (riêng năm 2007 đã thu hồi 11 Giấy phép đầu tư). Việc thu hồi Giấy phép đầu tư là nhằm ngăn ngừa những hoạt động kinh doanh không lành mạnh, tiết kiệm nguồn lực (đất đai, nhà xưởng, lao động…) và tạo lập môi trường tốt cho hoạt động sản suất kinh doanh. Do vậy vấn đề thu hồi Giấy phép đầu tư phải được xem là "xây dựng" chứ không thuần tuý là "phá bỏ" cho nên rất cần sự ủng hộ của doanh nghiệp và sự ứng xử khéo léo, kiên quyết của các cấp có thẩm quyền.

- Phải tăng cường hơn nữa công tác an ninh trật tự, an ninh kinh tế trong Khu công nghiệp góp phần tạo lập môi trường sản xuất kinh doanh lành mạnh. Việc phát triển Khu công nghiệp sẽ kéo theo nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đến sống và làm việc tại địa phương. Họ sẽ mang theo ít nhiều văn hoá, tập quán từ nhiều nơi đến là nguyên nhân xảy ra những xung đột trong sinh hoạt cộng đồng. Do đó giữ gìn an ninh trật không chỉ giải quyết các vụ việc mà còn phải coi trọng hơn nữa công tác giáo dục, tuyên truyền pháp luật, tạo lập môi trường giao lưu các hoạt động văn hoá cộng đồng giữa người nước ngoài và dân cự lân cận.

- Với tốc độ và quy mô phát triển các Khu công nghiệp đòi hởi cơ cấu tổ chức bộ máy Ban quản lý các Khu công nghiệp phải được hoàn thiện theo hướng chuyên nghiệp hoá các nghiệp vụ quản lý Nhà nước. Việc chuyên nghiệp hoá các nghiệp vụ quản lý Nhà nước được thực hiện tại Ban quản lý các Khu công nghiệp đảm bảo sự thông suốt, phân cấp rõ ràng và tránh chồng chéo giữa các cơ quan quản lý Nhà nước và thuận lợi thực hiện công tác cải cách hành chính theo cơ chế "một cửa, tại chỗ”. Nhưng việc phân cấp phải đi đôi với cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính tương ứng để đảm bảo phát huy được tính ưu điểm, đi trước trong qúa trình thực hiện cải cách hành chính./.

Nguyễn Đăng Sản

Top
Thăm dò
Ban quản lý các KCN Bắc Ninh hỗ trợ doanh nghiệp công tác phòng, chống Covid-19
Quảng cáo
Văn bản, chính sách mới Hỗ trợ thông tin đất-xưởng Quản trị web Đăng tin tuyển dụng Dịch vụ công trực tuyến tỉnh Bắc Ninh Doanh nghiệp trong các KCN Bắc Ninh-Enterprises in Bac Ninh Industrial Parks
Tỷ giá ngoại tệ