Năm
2021, tình hình quốc tế diễn biến phức tạp và có nhiều yếu tố không thuận lợi;
kinh tế thế giới, thương mại toàn cầu tăng trưởng chậm; dịch Covid-19 diễn biến
khó lường với các chủng biến thể mới... gây ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp cả nước nói chung và các doanh nghiệp khu công nghiệp
Bắc Ninh nói riêng, nhất là các doanh nghiệp FDI.
Được
sự quan tâm của các Bộ, ngành Trung ương; sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Tỉnh
uỷ, HĐND, UBND tỉnh Bắc Ninh; sự phối hợp chặt chẽ của các Sở, ban, ngành và địa
phương liên quan trong tỉnh; sự lãnh đạo, điều hành linh hoạt của tập thể Lãnh
đạo Ban quản lý các khu công nghiệp (KCN) Bắc Ninh, cùng với sự đoàn kết, quyết
tâm cao của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động cơ quan,
Ban quản lý các KCN Bắc Ninh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được
giao, đồng hành cùng các doanh nghiệp nỗ lực, chủ động vượt qua khó khăn, thách
thức. Ban quản lý các KCN đã tham mưu UBND tỉnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ cập
nhật bổ sung quy hoạch KCN, đảm bảo giữ nguyên diện tích quy hoạch phát triển 16
KCN trên địa bàn tỉnh đã được phê duyệt. Trong năm 2021, có 06 KCN được Thủ tướng
Chính phủ chấp thuận Chủ trương đầu tư và được UBND tỉnh Bắc Ninh quyết định
thành lập, nâng tổng số lên 15 KCN được quyết định thành lập với 24 dự án hạ tầng
KCN được cấp phép đầu tư. Tính đến nay có 10/16 KCN đi vào hoạt động, thu hút
trên 1.700 dự án thứ cấp với tổng vốn đầu tư 22,1 tỷ USD. Riêng năm 2021, các
KCN Bắc Ninh thu hút được 121 dự án trong và ngoài nước, với tổng vốn cấp mới
và điều chỉnh đạt 1,73 tỷ USD, vượt 57% so với kế hoạch năm 2021. Trong đó, đáng
chú ý là các dự án đầu tư FDI lớn như: dự án của tập đoàn Amkor (Hàn Quốc), vốn
đầu tư khoảng 530 triệu USD (KCN Yên Phong II-C); 04 dự án FDI (Singapore) với
tổng vốn đầu tư gần 199 triệu USD, đầu tư vào các KCN Thuận Thành III phân khu
B, Nam Sơn - Hạp Lĩnh, Yên Phong mở rộng. Các chỉ tiêu về giá trị sản xuất công
nghiệp (1.244.500 tỷ đồng), doanh thu (1.332.500 tỷ đồng), giá trị xuất khẩu (38
tỷ USD), giá trị nhập khẩu (26,5 tỷ USD) và nộp ngân sách (12.500 ty đồng) của
1.150 dự án thứ cấp đang hoạt động đều đạt và vượt trung bình khoảng 6% so với
kế hoạch năm nay, góp phần quan trọng vào tăng trưởng 6,9% GRDP của tỉnh Bắc
Ninh.
Trước
diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhằm thực hiện mục tiêu kép theo chỉ đạo
của Chính phủ tại Nghị quyết số 128/NQ-CP, thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của
UBND tỉnh; Ban quản lý các KCN đặc biệt quan tâm tới công tác phòng chống dịch
covid-19 tại các KCN. Phát huy tối đa vai trò, hoạt động của Ban chỉ đạo và 04
Tổ công tác phòng chống dịch của cơ quan. Đồng thời điều hành hiệu quả 40 tổ kiểm
tra, nay là 20 tổ kiểm tra công tác phòng, chống dịch covid-19 được thành lập
theo Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh. Tham mưu UBND tỉnh ban hành 54 văn bản
chỉ đạo, hướng dẫn công tác phòng, chống dịch trong các KCN. Chủ động phối hợp
với các đơn vị liên quan kịp thời nắm bắt, hướng dẫn, kiểm tra các doanh nghiệp
KCN trong thực hiện công tác phòng chống dịch covid-19; phối hợp xử lý các ca f0
tại 150 doanh nghiệp. Xác nhận phương tiện đưa đón lao động cho 530 doanh nghiệp.
Tổ chức 03 lớp tập huấn, hướng dẫn về công tác phòng, chống dịch cho tất cả các
doanh nghiệp trong KCN bằng hình thức trực tuyến với 1.000 điểm cầu thông qua
phần mềm Zoom Meeting. Tổng hợp nhu cầu và phối hợp triển khai tiêm vacxin cho
người lao động tại các doanh nghiệp. Duy trì hiệu quả hoạt động của Tổ phản ứng
nhanh 3 nhất, Tổ công tác hỗ trợ doanh nghiệp.
Bên
cạnh đó, Ban quản lý các KCN thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước đối với
các KCN. Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, duy trì cung cấp dịch vụ công
trực tuyến mức độ 3, 4 với gần 50% thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết
của Ban, đăng ký 38,46% thủ tục hành chính có phát sinh hồ sơ để thực hiện theo
cơ chế “5 tại chỗ” tại Trung tâm Hành chính công tỉnh, vượt so với yêu cầu của
tỉnh. Các công tác khác được thực hiện kịp thời, theo đúng quy định hiện hành của
pháp luật.
Mặc
dù vậy, công tác tham mưu cho Lãnh đạo tỉnh kịp thời giải quyết một số vướng mắc
trong hoạt động tại các KCN vẫn còn một số hạn chế, như: Hạ tầng xã hội, hạ tầng
kỹ thuật bên ngoài hàng rào KCN chưa được đầu tư xây dựng đồng bộ, chưa theo kịp
sự phát triển của các KCN, dẫn đến tình trạng ùn tắc, quá tải về giao thông tại
một số KCN; thiếu nhà ở công nhân và các công trình an sinh xã hội phục vụ đời
sống người lao động trong KCN, các thiết chế văn hóa chưa được chú trọng đầu tư
như nhà trẻ, trường học, bệnh viện,... Công tác bồi thường GPMB còn gặp nhiều
khó khăn; Giá và phí cho thuê lại đất của các công ty hạ tầng KCN trong thời
gian gần đây cao, thậm chí quá cao so với mặt bằng chung, làm ảnh hưởng đến môi
trường đầu tư của tỉnh. Chưa hoàn thiện các thủ tục thành lập KCN Tiên Sơn mở rộng
(Phân khu Tân Hồng - Hoàn Sơn), KCN Quế Võ và Quế Võ mở rộng (Khu phát triển và
khu liền kề) dẫn đến các doanh nghiệp thuộc ranh giới các KCN này chưa được hưởng
các ưu đãi như đối với doanh nghiệp KCN. Chậm tham mưu UBND tỉnh trong việc sửa
đổi Quyết định 60/2008/QĐ-UBND ngày 09/5/2008 của UBND tỉnh về quy định vị trí,
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức bộ máy và biên chế của Ban quản lý.
Thực
hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX; trên cơ sở phân tích bối cảnh
quốc tế và trong nước, xác định năm 2022 sẽ là một năm còn nhiều khó khăn,
thách thức, đặc biệt là diễn biến khó lường của tình hình dịch bệnh Covid-19,
thực hiện bám sát Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ, các quy định trong công
tác phòng, chống dịch của Trung ương và của tỉnh, đồng thời nhằm phát huy kết
quả đạt được, nỗ lực vượt qua khó khăn, phấn đầu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
chính trị được giao, tổ chức thực hiện và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu đề
ra, trong năm 2022, Ban quản lý các KCN tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, giải
pháp trọng tâm sau:
Một
là,
tăng cường công tác vận động xúc tiến đầu tư vào KCN. Bám sát tinh thần Nghị
quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 của
Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng,
hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030; các tiêu chí 3 cao - 2 thấp của
tỉnh Bắc Ninh. Thực hiện hiệu quả Đề án thu hút đầu tư vào tỉnh Bắc Ninh giai
đoạn 2013-2020, tầm nhìn 2030 tại Quyết định số 293/QĐ-UBND ngày 12/8/2013, với
quan điểm và định hướng thu hút đầu tư như sau: Ưu tiên thu hút các dự án sử dụng
công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, tiết kiệm tài nguyên, năng lượng,
có số thu ngân sách lớn, nâng cao mức sống của người lao động và nhân dân, đảm
bảo an sinh xã hội, suất đầu tư lớn, tác động lan tỏa tích cực đến sự phát triển
kinh tế - xã hội, tạo giá trị gia tăng cao. Đầu tư đảm bảo hài hòa giữa lợi ích
kinh tế với giải quyết các vấn đề về xã hội, môi trường, an ninh quốc phòng và
trật tự an toàn xã hội. Đảm bảo cân đối hài hòa phát triển kinh tế giữa khu vực
Bắc sông Đuống với khu vực Nam sông Đuống; trong và ngoài các khu công nghiệp tập
trung. Các dự án đầu tư phải đảm bảo phù hợp với định hướng phát triển không
gian vùng và chức năng vùng.
Hai
là,
thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 128/NQ-CP, ngày 11/10/2021 của Chính phủ ban
hành quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”;
Quyết định số 512/QĐ-UBND, ngày 03/12/2021 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc ban
hành Hướng dẫn tạm thời phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại các cơ sở giáo dục
và đào tạo “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”
trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Tiếp tục duy trì hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo
phòng chống dịch Covid-19 của cơ quan, Tổ phản ứng nhanh ba nhất, Tổ công tác hỗ
trợ doanh nghiệp. Điều hành hoạt động của 20 Tổ kiểm tra công tác phòng chống dịch
covid-19 được thành lập theo quyết định của tỉnh. Thường xuyên bám sát địa bàn
KCN, kịp thời nắm bắt và phối hợp xử lý các ca f0 tại các doanh nghiệp. Phối hợp
hỗ trợ tiêm vacxin cho người lao động tại các KCN.
Ba
là,
luôn đồng hành, hỗ trợ và kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh
nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm hoàn thành và hoàn thành vượt
mức các chỉ tiêu trong năm 2022. Rà soát các dự án sau cấp phép đầu tư và kiên
quyết chấm dứt hoạt động dự án, thu hồi giấy chứng nhận đầu tư đối với các trường
hợp cần thiết. Tiếp tục hỗ trợ nhập cảnh, tiếp nhận, cách ly lao động người nước
ngoài đến làm việc tại tỉnh Bắc Ninh trong thời gian Việt Nam công bố dịch
Covid-19. Triển khai thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TW, ngày 09/9/2021 của Ban Bí
thư về việc thu hút, quản lý và sử dụng hiệu quả lao động nước ngoài tại Việt
Nam và Kế hoạch của Ban quản lý các KCN về thực hiện Chỉ thị 09-CT/TW.
Bốn
là,
thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước sau đầu tư. Tăng cường trao đổi thông
tin, nắm bắt tình hình hoạt động của các doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả công
tác quản lý nhà nước về ANTT, an toàn xã hội. Chủ động phối hợp chặt chẽ trong
công tác bảo đảm an ninh trật tự, PCCC trong các KCN.
Năm
là,
đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, nhất là cải cách TTHC, đảm bảo việc cải
cách TTHC lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm. Phấn đấu 100% TTHC thực hiện
các dịch vụ hành chính công trực tuyến mức độ 3 và 4 đáp ứng nhu cầu thực tế của
doanh nghiệp và người dân. Nâng cao tỷ lệ TTHC thực hiện “5 tại chỗ” tại Trung
tâm HCC tỉnh. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý điều
hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ.
Sáu
là,
sửa đổi và ban hành Quy chế hoạt động của cơ quan, kiện toàn cơ cấu tổ chức bộ
máy. Rà soát và sửa đổi các nội quy, quy định có liên quan đến hoạt động của cơ
quan, đơn vị. Thực hiện tốt công tác cán bộ, tài chính, tiền lương, công tác
thi đua, khen thưởng,... Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ
về mọi mặt cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cơ quan.
Bảy
là,
cụ thể hoá chủ trương, đường lối của Đảng, thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Đảng
uỷ, phối hợp với các tổ chức đoàn thể xây dựng tổ chức đảng, chính quyền, đoàn
thể trong sạch, vững mạnh.
Xin
trân trọng cảm ơn./.