Các KCN Bắc Ninh vấn đề nhân lực - thực trạng và giải pháp
14:14 12/11/2010
Các KCN của Bắc NIinh bắt đầu được hình thành và phát triển từ năm 1998. Hiện nay tại các KCN trên địa bàn tỉnh đã có 125 doanh nghiệp đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh chủ yếu trong các ngành nghề: cơ khí chế tạo, vật liệu xây dựng, điện, điện tử, nông sản thực phẩm, may mặc, đồ gỗ … thu hút khoảng 21.341 lao động.

Các KCN của Bắc NIinh bắt đầu được hình thành và phát triển từ năm 1998. Hiện nay tại các KCN trên địa bàn tỉnh đã có 125 doanh nghiệp đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh chủ yếu trong các ngành nghề: cơ khí chế tạo, vật liệu xây dựng, điện, điện tử, nông sản thực phẩm, may mặc, đồ gỗ … thu hút khoảng 21.341 lao động.

Kết quả khảo sát tại 31/125 doanh nghiệp tại KCN Bắc Ninh cho thấy, các doanh nghiệp đang sử dụng 4.391 nhân lực, trong đó nhân lực có chuyên môn, nghiệp vụ ở trình độ đại học, cao đẳng chiếm 12,7%; có tay nghề (đã qua đào tạo trước khi tuyển dụng) chiếm 43,6%; còn lại 43,7% là chưa qua đào tạo. Song, số nhân lực đã qua đào tạo cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp và đạt chuẩn "nhân lực có chất lượng".

Hiện nay, các doanh nghiệp, các tập đoàn lớn hoạt động tại các KCN Bắc Ninh có nhu cầu rất lớn về đội ngũ công nhân lành nghề, nguồn nhân lực có chất lượng cao, đặc biệt là nguồn nhân lực cao cấp có chuyên môn kỹ thuật và trình độ ngoại ngữ tốt. Tuy nhiên, nguồn nhân lực trên địa bàn Tỉnh chỉ đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu, còn lại phải tuyển dụng từ các tỉnh ngoài về, nhưng cũng chỉ đáp ứng được khoảng 30-40% so với nhu cầu. Trước thực tế này, các doanh nghiệp đã phải chọn giải pháp ‘nhập khẩu" nhân lực có chất lượng cao từ nước ngoài với chi phí cao.

Theo thống kê của Ban quản lý các KCN Bắc Ninh, tính đến hết Quý I/2008, nguồn nhân lực chuyên môn, kỹ thuật, quản lý trên địa bàn chiếm 20%, còn lại khoảng 82% là nhân lực chưa qua đào tạo, mới chỉ tốt nghiệp phổ thông trung học trở lên, đa số họ xuất thân từ nông thôn, chưa có điều kiện học nghề.

Để đạt được những mục tiêu đề ra trong đề án Quy hoạch phát triển các KCN Bắc Ninh đến năm 2020, dự kiến đến năm 2010 các KCN se thu hút được 40-45 nghìn lao động và đến năm 2020 sẽ là khoảng 145-150 nghìn lao động. Vì vậy, vấn đề đặt ra cho các KCN Bắc Ninh trong thời gian tới sẽ là rất nặng nề, đó là đảm bảo số lượng, đồng thời đặc biệt trú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yếu cầu phát triển các KCN, phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH.

Hiện nay, nguồn nhân lực của các KCN Việt Nam nói chung và nguồn nhân lực của KCN Bắc Ninh nói riêng đang trong tình trạng vừa thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, cụ thể:

- Đối với nhân lực có trình độ đại học, cao đẳng: đa số sinh viên khi tốt nghiệp chỉ nặng về lý thuyết, khả năng sáng tạo còn hạn chế, kỹ năng thực hành còn thiếu, trình độ ngoại ngữ, tin học còn thấp … nên khả năng tiếp cận công việc chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp.

- Đối với nhân lực ‘sơ cấp"-lao động phổ thông: đây là bộ phận chủ yếu từ lao động nông nghiệp chuyển sang, chưa qua đào tạo, chưa có tác phong công nghiệp, còn mang nặng thói quen và tập quán sinh hoạt nông thôn, kỷ luật lao động lỏng lẻo, phần lớn chưa có tinh thần trách nhiệm cao với công việc, chưa có sự phối hợp với các đồng nghiệp và phần lớn là không biết ngoại ngữ… Với thời gian đào tạo rất ngắn thì số nhận lực này chưa hội tụ đủ điều kiện để trở thành nhân lực có chất lượng.

Yêu cầu đặt ra đối với nhân lực tại các KCN Bắc Ninh hiện nay là: có trình độ văn hoá, chuyên môn nghiệp vụ, có kỹ năng thực hiện công việc theo nhiều cấp trình độ khác nhau…; bổ sung các kỹ năng giao tiếp ngoại ngữ tối thiểu ở trình độ A. Ngoài ra, cần hiểu biết tin học để đáp ứng quá trình CNH-HĐH…

Vì vậy, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong tương lai, đáp ứng nhu cầu phát triển của các doanh nghiệp tại KCN Bắc Ninh nói riêng và nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, cần có những giải pháp tích cực và đồng bộ.

Đối với doanh nghiệp:

cần chú trọng đến công tác đào tạo, phát triển nhân lực thông qua 2 hình thức cụ thể là đào tạo tại chỗ và đào tạo ngắn hạn theo chuyên đề. Để việc đầu tư này thực sự đem lai hiệu quả, quy trình đào tạo cần được xây dựng dựa trên kết quả phân tích cụ thể về nhu cầu, về quá trình thực hiện đào tạo và đánh giá hiêu quả đào tạo. Áp dụng chế độ tuyển dụng, chính sách lương bổng phù hợp, môi trường làm việc tốt để tạo điều kiện cho nhân lực phát triển toàn diện.

Đối với nhà trường-cơ sở đào tạo

Đối với nhân lực:

phải nâng cao kỹ năng tay nghề, kiến thức nghề nghiệp, tác phong làm việc, văn hoá ứng xử, ngoại ngữ … nhằm đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.

Đối với Nhà nước:

Hoàng Thị Thu Hải

phải có sự hỗ trợ tích cực về định hướng nghề nghiệp ngay từ khi nhận lực được tuyển dụng. Áp dụng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, cho nhân lực, cho các cơ sở đào tạo về mặt kinh phí … Xây dựng thành các đề án, chiến lược cho từng thời kỳ.

: thay đổi giáo trình đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp, đồng thời đáp ứng được yêu cầu phát triển của thời đại.

Top
Advertisment
Business connection
Văn bản, chính sách mới Tiếng Anh Hỗ trợ thông tin đất-xưởng Doanh nghiệp trong các KCN Bắc Ninh-Enterprises in Bac Ninh Industrial Parks Chứng chỉ Sở Xây dựng Tiếng Anh CERTIFICATE OF CAPACITY OF CONSTRUCTION
Rate exchange