Đời sống của người lao động trong các KCN Bắc Ninh: Thực trạng và giải pháp
13:56 12/11/2010
Các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh được thành lập từ trước năm 2006 và tại Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển các KCN Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 là 10 KCN với tổng diện tích 6.459ha (KCN 5.475ha và Khu đô thị 984ha), trong đó: 04 KCN đã đi vào hoạt động; 02 KCN mới khởi công xây dựng; 01 KCN mới cấp GCNĐT; 03 KCN còn lại đang trong giai đoạn khảo sát, lập quy hoạch.
1. Thực trạng đời sống của người lao động trong các KCN

Các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh được thành lập từ trước năm 2006 và tại Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển các KCN Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 là 10 KCN với tổng diện tích 6.459ha (KCN 5.475ha và Khu đô thị 984ha), trong đó: 04 KCN đã đi vào hoạt động; 02 KCN mới khởi công xây dựng; 01 KCN mới cấp GCNĐT; 03 KCN còn lại đang trong giai đoạn khảo sát, lập quy hoạch.

Thực tiễn gần 10 năm xây dựng và phát triển các KCN đã đóng góp quan trọng trong quá trình CNH, HĐH tỉnh Bắc Ninh. Sự phát triển các KCN luôn thu hút một lực lượng lớn lao động làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp. Tính đến Quý I/2008, các KCN đã đi vào hoạt động tuyển và sử dụng 21.341 lao động trong đó 8.963 lao động địa phương (chiếm 41,9%). Quá trình thu hút lao động đòi hỏi việc hình thành khu dân cư, nhà ở, dịch vụ… đáp ứng nhu cầu của người lao động. Qua khảo sát gần đây cho thấy, lợi ích của phần lớn người lao động được hưởng chưa tương xứng với đóng góp của họ, cụ thể:

* Về đời sống vật chất của người lao động trong các KCN rất khó khăn:

- Tiền lương và thu nhập bình quân từ 1,0 - 1,2 tr.đ/ng/th đã khiến nhiều công nhân phải tiết kiệm đến mức không thể tiết kiệm được nữa, nhất là khi giá cả thị trường biến động quá lớn, chỉ đủ chi tiêu dè xẻn cho cá nhân, không có tích luỹ. Phần lớn công nhân xuất thân từ nông nghiệp chưa được đào tạo nghề, lao động phổ thông hoặc qua các lớp đào tạo nghề ngắn hạn nên trình độ tay nghề thấp, số công nhân có trình độ tay nghề cao, trình độ kỹ thuật giỏi còn ít nên thu nhập bình quân không cao, phải làm tăng ca, thêm giờ để sống.

Hiện các doanh nghiệp thực hiện trả lương và thu nhập theo mức Nhà nước quy định, mức lương chênh lệch giữa các doanh nghiệp khá cao, doanh nghiệp trong nước trả lương và phụ cấp (bình quân 1,5-2,0 tr.đ/ng/th) cao hơn doanh nghiệp FDI (0,8-1,0 tr.đ/ng/th). Một số doanh nghiệp chưa quan tâm đến việc xây dựng thang bảng lương hoặc xây dựng chỉ mang tình hình thức. Thời giờ làm việc thường kéo dài, cường độ lao động cao. Lao động được tham gia BHXH, BHYT đạt 50,75%.

Thực tế dẫn đến một số cuộc đình công tự phát của công nhân, đòi hỏi về tiền lương, tiền thưởng, thời giờ làm việc, cải thiện bữa ăn ca, phụ cấp nhà ở… Các cuộc đình công xảy ra chủ yếu ở doanh nghiệp FDI (Đài Loan, Trung Quốc), phổ biến từ đầu năm 2008. Dẫn đến sự gắn bó giữa công nhân với doanh nghiệp khá lỏng lẻo, vai trò của công đoàn chưa được phát huy đúng mức, công nhân sẵn sàng rời bỏ chỗ đang làm để “đầu quân” cho doanh nghiệp khác nếu họ cảm thấy điều kiện làm việc, tiền lương và thu nhập khá hơn. Vì thế, tình trạng biến động lao động và thiếu lao động phổ thông cũng như lao động có kỹ thuật trong KCN đang là vấn đề bức xúc.

- Nhà ở cho người lao động trong KCN đã có quy hoạch quỹ đất xây dựng khu chung cư, dịch vụ, đô thị phục vụ cho KCN. Song tiến độ đầu tư các hạng mục hạ tầng xã hội nhìn chung rất chậm, nhiều KCN chưa triển khai, một phần chủ đầu tư KCN chưa mạnh dạn đầu tư vốn nhiều sợ thu hồi vốn chậm và triển khai thực hiện quy hoạch chưa được quan tâm đúng mức, nhiều doanh nghiệp nhận thức cần thiết phải lo nhà ở cho người lao động nhưng do khó khăn về vốn đầu tư, quỹ đất… nên chưa triển khai được.

Hiện chỉ có Công ty đầu tư hạ tầng KCN Tiên Sơn triển khai xây dựng, hoàn thành và đưa vào sử dụng 01 nhà chung cư 05 tầng nhưng chủ yếu lao động khối văn phòng, cán bộ quản lý, kỹ sư, người nước ngoài thuê ở vì giá thuê quá cao (khoảng 1,0 tr.đ/phòng/5 người), Công ty TNHH Thép Bắc Việt KCN Quế Võ đầu tư riêng 01 khu nhà ở 02 tầng, 10 phòng ngoài KCN với hình thức tự quản. 02 doanh nghiệp này mới chỉ giải quyết được phần rất nhỏ yêu cầu về nhà ở cho người lao động.

Phần lớn người lao động phải tự tìm lấy chỗ ở từ các nhà trọ của dân vùng phụ cận với mức tiền lương eo hẹp, tình hình ăn, ở, sinh hoạt khá nhếch nhác. Căn phòng trọ khoảng 10 m2 do dân tự xây dựng, tự quản lý, không đảm bảo tiêu chuẩn phòng chọ cho thuê theo quy định, mỗi phòng có tới 3 – 5 người ở, mái lợp fibro-xi măng, chật chội, oi bức về mùa hè, ẩm mốc khi mưa xuống. Nhiều lao động khó có chỗ ở ổn định, thường xuyên phải thay đổi chỗ ở phù hợp với đồng lương và công việc. Hiện nhà ở kém chất lượng, không đảm bảo điều kiện tối thiểu đang gia tăng rất nhanh nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu thuê nhà giá rẻ của người lao động (đất ở của người dân xung quanh các KCN đều chật hẹp, không thể xây thêm mãi và khả năng đầu tư của người dân cũng hạn chế…). Nên việc thuê nhà ở của người lao động rất khó khăn, có khi phải tìm thuê nhà cách KCN từ 5 đến 7 km.

Việc hàng ngàn người lao động tạm trú trên địa bàn trong thời gian dài đã kéo theo nhiều biến đổi về văn hoá - xã hội, làm thay đổi nếp sống của người dân địa phương. Do điều kiện ở, sinh hoạt không đảm bảo nên đã xảy ra không ít va chạm giữa công nhân và dân địa phương, nhiều tệ nạn xã hội cũng đã nảy sinh, gây mất trật tự trong khu vực.

Với mức tiền lương và thu nhập thấp, điều kiện nhà ở khó khăn, người lao động rất thiếu điều kiện để thoả mãn nhu cầu vui chơi, giải trí, thể thao, nghỉ ngơi, học tập, giao lưu tình cảm, các dịch vụ phát triển con người bị thiếu hụt nghiêm trọng. Thậm chí không có điều kiện để tiếp cận với thông tin đại chúng qua báo chí, phát thanh truyền hình. Các KCN đã đi vào hoạt động chưa chú ý ngay từ đầu những yếu tố hạ tầng xã hội cần thiết như giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục - thể thao... Người lao động được ví như cỗ máy làm việc với lịch trình hàng ngày 6h sáng đi làm, 9 hoặc 10h đêm mới về phòng trọ, mệt mởi chỉ tranh thủ ngủ. Đặc biệt, trong các KCN có số lao động nữ nhiều, vấn đề hôn nhân và gia đình trở nên bức xúc nhưng chưa được các doanh nghiệp, cơ quan, đoàn thể quan tâm thỏa đáng. 2. Dự báo nhu cầu về đời sống của lao động ngoại tỉnh trong các KCN 5 năm tới (2008 – 2012)

* Dự báo số lượng, cơ cấu lao động trong các KCN:

Tổng số lao động làm việc trong các KCN: 30.000÷35.000 người (theo tốc độ bình quân); khả năng gia tăng do công tác xúc tiến đầu tư và kết quả chuẩn bị hạ tầng các KCN thì lao động làm việc trong các KCN lên đến 45.000÷55.000 người (Công ty TNHH Canon Việt Nam 02 dự án, Công ty TNHH Samsung Electronics, Tập đoàn Hồng Hải, IGS và VSIP Bắc Ninh), trong đó lao động ngoại tỉnh khoảng 60 ÷ 65%.

Thu nhập của lao động làm việc trong các KCN theo vùng khoảng 2,5–3,0 tr.đ/ng/th, trong đó: Chi cho nhà ở, điện nước khoảng 10%: 0,25-0,3 tr.đ/ng/th; Chi cho ăn, uống khoảng 30%: 0,75–0,9 tr.đ/ng/th; Chi cho đi lại khoảng 13%: 0,325– 0,39 tr.đ/ng/th; Chi khác khoảng 32%: 0,8–0,96 tr.đ/ng/th; Tích luỹ khoảng 15%: 0,375–0,45 tr.đ/ng/th.3. Một số giải pháp nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho lao động nơi khác đến trong các KCN

Hiện các doanh nghiệp trả lương và phụ cấp theo mức Nhà nước quy định tại Nghị định số 166/2007/NĐ-CP; Nghị định số 167/2007/NĐ-CP; Nghị định số 168/2007/NĐ-CP. Với mức tiền lương và thu nhập thực hưởng rất khó đảm bảo cuộc sống tối thiểu cho người lao động, đặc biệt lao động nơi khác đến làm việc. Vì vậy, tiền lương và thu nhập của người lao động cần được cải thiện phù hợp với thực tế và cơ chế thị trường:

- Đẩy nhanh lộ trình cải cách tiền lương, áp dụng thống nhất một mặt bằng mức lương tối thiểu trong các doanh nghiệp, quy định rõ việc tăng lương hàng năm và mức chênh lệch giữa các bậc lương, nguyên tắc xây dựng thanh bảng lương để người lao động và chủ sử dụng lao động có cơ sở xác định tiền lương hợp lý phù hợp với thực tế và cơ chế thị trường. Đề nghị đưa tỉnh Bắc Ninh vào vùng 2 với mức lương tối thiểu 900.000 đ/ng/th (Bắc Ninh tiếp giáp với Hà Nội).

- Thực hiện các giải pháp đồng bộ kiềm chế lạm phát. Nếu doanh nghiệp tiếp tục tăng lương trong khi giá cả các mặt hàng sinh hoạt tăng cao, thu nhập thực tế của người lao động bị giảm sút, đời sống người lao động vẫn gặp rất nhiều khó khăn. Đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến đình công tự phát gia tăng thời gian qua để yêu cầu người sử dụng lao động cải thiện điều kiện làm việc và nâng thu nhập.

- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra để đảm bảo quyền lợi của người lao động, xử lý nghiêm các doanh nghiệp xâm phạm quyền lợi hợp pháp của người lao động. Xây dựng và thực hiện tốt các chính sách BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động.

Hiện có nhiều chính sách đặc biệt ưu đãi đầu tư xây dựng chung cư cho công nhân làm việc tại các KCN (Luật nhà ở và Nghị định 90/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật nhà ở; Nghị định 108/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư; Luật đất đai năm 2003 và các Nghị định hướng dẫn thi hành) song do quy định tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau nên còn lúng túng trong triển khai, cơ chế chính sách chưa đủ mạnh để huy động nguồn tài chính dẫn đến nhà ở cho người lao động làm việc trong KCN vẫn dậm chân tại chỗ. Vì vậy, để để thúc đẩy chương trình nhà ở cho người lao động được tốt hơn, đáp ứng yêu cầu phát triển các KCN, cần có giải pháp phù hợp, đồng bộ:

- Sớm ban hành thống nhất cơ chế chính sách, hỗ trợ ưu đãi đầu tư đối với việc xây dựng nhà ở cho người lao động làm việc trong các KCN.

- Quy hoạch KCN phải gắn với quy hoạch khu nhà ở cho công nhân. Quy hoạch khu nhà ở cho công nhân cần đáp ứng quy hoạch chung của đô thị, nhà ở dành cho công nhân là một bộ phận cấu thành của hệ thống nhà ở đô thị. Vì vậy, việc quy hoạch xây dựng nhà ở cho công nhân phải gắn với các dự án nhà ở thương mại hoặc các dự án khu đô thị mới để đảm bảo tính đồng bộ về cơ sở hạ tầng xã hội.

- Cần có quy định điều kiện và ràng buộc trách nhiệm đối với Công ty đầu tư hạ tầng KCN trong việc quy hoạch và triển khai xây dựng hạ tầng KCN. Đảm bảo việc phát triển KCN phải đồng bộ với việc quy hoạch, phát triển nhà ở và các hạ tầng thiết yếu cho công nhân làm việc trong KCN. Công ty đầu tư hạ tầng KCN phải đảm bảo tối thiểu 10% chỗ ở cho người lao động trong KCN với giá cả hợp lý. Đồng thời cho phép các doanh nghiệp sản xuất trong KCN được giao đất theo quy hoạch xây dựng nhà ở cho người lao động theo cơ chế hạch toán vào chi phí sản xuất để tự doanh nghiệp có thể đảm bảo 40 - 50% chỗ ở cho công nhân của mình.

- Ban hành hệ thống tiêu chuẩn nhà ở tối thiểu cho người lao động trong KCN, điển hình hóa các thiết kế nhà ở nhằm thống nhất và đảm bảo phù hợp với nhu cầu và khả năng của người lao động trong KCN. Đồng thời, khi quy hoạch nhà ở KCN phải tính toán nhu cầu, khả năng nhà ở của người lao động, từ đó định hướng việc xây dựng các loại hình nhà ở với quy mô, mức độ hiện đại và giá cả hợp lý.

- Đa dạng hóa các hình thức đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân. Nhà nước có chính sách đặc biệt ưu đãi khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân (hỗ trợ bồi thường, giải phóng mặt bằng; miễn tiền thuê đất; ưu đãi cao nhất về thuế thu nhập doanh nghiệp…) đảm bảo thu hồi được vốn và có lãi, tạo điều kiện cho người lao động thuê với giá cả hợp lý. Khuyến khích xã hội hóa về nhà ở, tạo điều kiện nhưng không thả nổi cho thị trường tự điều tiết.

- Miễn thuế cho người dân xây dựng nhà ở tại các địa bàn có KCN nhằm giảm bớt chi phí đánh vào tiền thuê nhà ở của người lao động. Với tình hình hiện nay, người dân gần các KCN tham gia vào lĩnh vực nhà ở cho công nhân là thực sự cần thiết, bởi ưu thế là có sẵn đất đai, không cần bỏ ra khoản đầu tư lớn ban đầu để thuê đất nên họ sẽ xây dựng được các căn nhà có chất lượng, giá thành rẻ hơn và có thể cho thuê với giá hợp lý. Nhưng cần có quy định cụ thể về việc xây dựng nhà ở, quản lý nhân khẩu, an ninh trật tự… nhằm đảm bảo tốt hơn cuộc sống cho người lao động.

- Thành lập quỹ nhà ở cho người lao động làm việc trong các KCN nhằm hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động làm việc trong các KCN. Quỹ này được hình thành dựa trên đóng góp từ ngân sách địa phương, vận dụng đóng góp của các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan trên địa bàn.

- Ban hành cơ chế kiểm soát giá cho thuê nhà ở chặt chẽ, tránh tình trạng đầu cơ, nâng giá nhà ở mua hoặc cho thuê ở mức bất hợp lý, không phù hợp với khả năng của người lao động trong KCN.

- Xây dựng các chế tài cụ thể quy định rõ trách nhiệm của chính quyền địa phương, doanh nghiệp trong KCN, Công ty đầu tư hạ tầng KCN và người lao động trong việc xây dựng, quản lý, sử dụng nhà ở cho người lao động trong KCN.

* Nhóm giải pháp về phát triển hạ tầng xã hội

Cần tính toán lại việc chuyển đổi mô hình KCN chuyên sản xuất công nghiệp và cần có hàng rào riêng sang mô hình tổ chức KCN – Đô thị, dịch vụ theo hướng hiện đại. Gắn phát triển KCN với quá trình xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội (nhà ở, y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao...) cùng phát triển thống nhất, đồng bộ. Trước tiên phải giải quyết ngay từ khâu lập quy hoạch và quản lý quy hoạch chi tiết KCN, có tính toán khoa học trong việc tổ chức quy hoạch không gian chức năng tổng thể giữa các khu công trình phục vụ công cộng, khu nhà ở công nhân và KCN.

Tại các KCN phần lớn diện tích đất là các nhà máy, các công trình kỹ thuật chung, khu trung tâm hành chính và khu công cộng phục vụ cho KCN. Theo quy chuẩn xây dựng, khu trung tâm công cộng phục vụ cho KCN có diện tích khoảng 2-4% diện tích KCN và 10-15% công trình công cộng trong khu nhà ở cho công nhân (trạm y tế, thể thao, giải trí, chợ…). Khu công trình công cộng cho công nhân thường được bố trí tại trung tâm giữa 2 khu, thời gian đi lại cho công nhân từ nơi làm việc đến trung tâm công cộng khoảng 15 phút và phải thoả mãn các tiêu chuẩn thiết kế theo chức năng và nhu cầu thực tế cùng khả năng mở rộng sau này, có hiệu quả về cảnh quan đô thị, cấu thành một khu dân cư đô thị mới với đầy đủ chức năng và yêu cầu của một đô thị cơ bản. Giải quyết tốt vấn đề trên là cải thiện được cuộc sống cho người lao động tại các KCN, đảm bảo vệ sinh môi trường, an ninh trật tư và quản lý được không gian kiến trúc cảnh quan theo quy hoạch.

Hiện nay trong các văn bản quy phạm pháp luật chưa có văn bản đầy đủ, các điều lệ của các tổ chức chính trị - xã hội cũng chưa đề cập rõ ràng cho các tổ chức này hoạt động trong KCN như thế nào, riêng tổ chức công đoàn có hướng dẫn đầy đủ hơn cả. Vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong KCN là rất quan trọng, nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của cả người lao động và chủ doanh nghiệp. Nếu có biện pháp tiếp cận, vận động hợp lý sẽ thuận lợi trong việc xây dựng các tổ chức chính trị - xã hội trong các doanh nghiệp KCN.

- Tạo một cơ chế chính sách và hành lang pháp lý an toàn để bảo vệ cán bộ công đoàn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, nhất là doanh nghiệp dân doanh, doanh nghiệp FDI để thu hút được cán bộ công đoàn có tâm huyết và năng lực trong hoạt động công đoàn.

- Cần tăng cường cán bộ công đoàn theo hướng chuyên trách. Mỗi công đoàn cơ sở hoặc 2 – 3 nhà máy có tính chất giống nhau có ít nhất 01 cán bộ công đoàn chuyên trách thuộc biên chế của công đoàn các KCN.

* Về tổ chức đoàn thanh niên:

Cần thiết lập ngay để tập hợp lực lượng thanh niên, hướng lực lượng này vào các hoạt động thiết thực, qua đó tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng và nâng cao trình độ, kỹ năng lao động… Hiện tổ chức đoàn thanh niên tập trung chủ yếu trong các doanh nghiệp nhà nước, hoạt động theo địa bàn KCN nên thiếu tính thống nhất. Nên thành lập Đoàn thanh niên các KCN thuộc Tỉnh đoàn, tổ chức bộ máy, hoạt động nghiệp vụ do Tỉnh đoàn hướng dẫn, văn phòng Đoàn thanh niên các KCN đặt tại Ban quản lý các KCN Bắc Ninh theo mô hình của Công đoàn các KCN.

Cần có mô hình tổ chức đảng trong KCN vì ở đó tập trung cao những người lao động là giai cấp công nhân. Hiện tổ chức đảng tập trung chủ yếu trong các doanh nghiệp Nhà nước, sinh hoạt tại địa phương huyện, thành phố. Nhưng với KCN lại thuộc địa bàn nhiều huyện hoặc nhiều xã nên khó phân chia, nếu phân chia lại sinh hoạt tại các địa phương khác nhau thiếu tính thống nhất. Nên thành lập Đảng bộ các KCN thuộc trực Đảng bộ khối cơ quan dân chính đảng hoặc Đảng bộ khối kinh tế thuộc Tỉnh uỷ, văn phòng Đảng bộ các KCN đặt tại Ban quản lý các KCN Bắc Ninh. Khi đó tổ chức công đoàn, Đoàn thanh niên, Phụ nữ cũng được kiện toàn tương ứng./.

Nguyễn Chí Đào

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Về tổ chức Đảng:

* Về tổ chức công đoàn:

* Nhóm giải pháp về sinh hoạt cộng đồng

* Nhóm giải pháp về phát triển nhà ở

* Nhóm giải pháp về tiền lương và thu nhập

* Dự báo thu nhập và chi tiêu của lao động trong các KCN:

* Về dời sống tinh thần của người lao động trong các KCN rất thiếu thốn:

Top
Advertisment
Business connection
Văn bản, chính sách mới Tiếng Anh Hỗ trợ thông tin đất-xưởng Doanh nghiệp trong các KCN Bắc Ninh-Enterprises in Bac Ninh Industrial Parks Chứng chỉ Sở Xây dựng Tiếng Anh CERTIFICATE OF CAPACITY OF CONSTRUCTION
Rate exchange