Phát triển mạnh và bền vững các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, yếu tố quan trọng là sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, trong đó nguồn nhân lực cần được phát huy tối đa hiệu quả; nguồn lao động có ý nghĩa quyết định sự thành bại của các KCN
Thực trạng phát triển và chất lượng nguồn lao động ở một số KCN trong thời gian qua còn bộc lộ những hạn chế, yếu kém nhất định. Tình trạng thiếu lao động cho các KCN do nhiều nguyên nhân: công tác đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu, thu nhập chưa thỏa mãn, quan hệ lao động chưa được cải thiện, do khả năng thích ứng của người lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp chưa cao; Thị trường lao động bước đầu đã tạo ra những cơ hội mới về lựa chọn việc làm, về yêu cầu tuyển mộ, về nguồn cung lao động làm cho người lao động có nhiều cơ hội tiếp cận với việc làm. Song, sự thiếu hụt lao động vẫn ngày càng trở nên trầm trọng. Bởi, vấn đề phát triển nguồn lao động để đáp ứng yêu cầu thị trường tuy đã được quan tâm, nhưng quá trình triển khai vẫn còn nhiều bất cập ở nhiều cấp, nhiều ngành và địa phương. Trong đó phải kể đến sự lúng túng trong phối hợp thực hiện giữa các cấp chính quyền, các tổ chức. Sự thiếu hụt lao động bậc cao đã ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển các KCN, đặc biệt là quá trình thu hút các dự án đầu tư.
Hiện nay, lao động đang làm việc tại các KCN Bắc Ninh (đến hết quý 2/2008) đã sử dụng 26.049 lao động (tăng 6.573 người so với cuối năm 2007), trong đó lao động người địa phương là: 10.941 người, chiếm 42% tổng số lao động. Một số tập đoàn, Công ty lớn như: Hồng Hải, Canon, Mitac...có nhu cầu lao động cho sản xuất là rất lớn. Đến hết năm 2008, Hồng Hải sẽ tuyển và sử dụng khoảng 10.000 lao động, và đến năm 2011, khi 12 Công ty của tập đoàn đi vào hoạt động sẽ tuyển và sử dụng khoảng 80.000 lao động làm việc tại 2 tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang. Dự kiến nhân lực có chất lượng của tập đoàn này trong tương lai sẽ chiếm khoảng 30% lực lượng lao động. Canon (Nhật Bản) tại KCN Quế Võ hết năm 2008 dự kiến sẽ sử dụng khoảng 6.400 lao động, Mitac, Longtech…cũng rơi vào xu hướng là thiếu lao động. Ngoài ra, một số tập đoàn lớn như SamSung Electronics Việt Nam, Canon (KCN Tiên Sơn) dự kiến sau năm 2010 sẽ tuyển dụng hàng chục ngàn lao động.
Cung - cầu lao động vẫn là bài toán khó.
Nhu cầu sử dụng nhiều lao động sẽ ngày càng gia tăng đồng tốc với tiến độ giải ngân vốn đầu tư và thu hút đầu tư. Để hỗ trợ các doanh nghiệp: 6 tháng đầu năm 2008, Ban quản lý các KCN Bắc Ninh đã có nhiều biện pháp tích cực phối hợp với UBND các huyện, xã trong tỉnh nhưng kết quả tuyển chọn lao động cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Trong quý 2/2008 tập đoàn Canon đã tổ chức một số hội nghị tư vấn về lao động – việc làm tại một số địa phương có KCN, nhằm thông tin đến người dân kế hoạch tuyển dụng. Đồng thời, một số doanh nghiệp đã hợp đồng với các tổ chức tư vấn giới thiệu việc làm và trả chi phí hoa hồng rất cao (khoảng bằng 30% mức tiền lương cơ bản trong tháng lương đầu tiên của công nhân); đặc biệt, để tuyển được lao động có chuyên môn, có DN đã ký hợp đồng thông tin quảng cáo và tiếp nhận hồ sơ của VietNam Works với chi phí khá cao...nhưng cung - cầu về lao động vẫn còn là bài toán nan giải.
Đã khó lại càng khó hơn!
Với 26.049 lao động hiện đang làm việc tại các KCN Bắc Ninh, nữ chiếm gần 51%, đã có gia đình chiếm khoảng 56%, lao động ngoại tỉnh chiếm 58%. Theo thống kê của Ban quản lý các KCN Bắc Ninh, lao động ngoại tỉnh ngày càng có xu hướng tăng lên: Năm 2003, khi các KCN Bắc Ninh bắt đầu hoạt động, có 35,01% là lao động ngoài tỉnh và con số này tăng dần qua các năm, đến hết quý 2/2008 đã chiếm tới 58%/tổng số lao động. Một thực tế đáng lo ngại là các doanh nghiệp không những thiếu lao động có chuyên môn kỹ thuật mà còn thiếu cả lao động phổ thông. Trước đây, doanh nghiệp có nhiều quyền kén chọn lao động, đã đặt ra tiêu chí cho lao động phổ thông khi tuyển dụng là khá cao: về trình độ yêu cầu tốt nghiệp cấp 3, về tuổi đời khoảng từ 18 ¸ 25...vậy mà có lao động nộp hồ sơ dự tuyển đến vài lần cũng không trúng tuyển. Nhưng hiện nay, mặc dù đã hạ thấp tiêu chí tuyển dụng như: tốt nghiệp cấp 2 (thậm chí có một số Công ty không yêu cầu về trình độ văn hóa); nâng độ tuổi lên từ 18 ¸ 40... nhưng vẫn không tuyển dụng được đủ số lao động cho sản xuất.
Nguyên nhân nào?
Theo đánh giá của một số cơ quan, ban ngành liên quan. Việc thiếu hụt lao động hiện nay ở Bắc Ninh thể hiện qua một số nguyên nhân sau:
Thứ nhất
Thứ hai
Phần lớn công nhân ngoại tỉnh làm việc tại Bắc Ninh là lao động thuộc các tỉnh chưa phát triển các KCN, họ di cư đến Bắc Ninh để làm việc. Họ chấp nhận cuộc sống xa nhà để tìm kiếm công ăn việc làm ổn định và chờ đợi những cơ hội “đổi đời”. Nhưng trên thực tế, công ăn việc làm tại đây đã không hứa hẹn cho họ một cuộc sống ổn định lâu dài, đồng lương còn quá thấp, mặc dù đầu năm Chính phủ đã quyết định tăng lương tối thiểu ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Trong khi đó, giá cả sinh hoạt đắt đỏ, cơn bão giá vừa qua đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống người công nhân; chỗ ở thì khó khăn, thiếu thốn cả về đời sống vật chất lẫn tinh thần, nhìn về tương lai chưa có gì sáng sủa hơn. Để giữ chân người lao động, nhiều DN đã trả lương cho công nhân hơn 1 triệu đồng/người/tháng, nhưng với mức thu nhập này, chi tiêu tiết kiệm lắm mỗi người cũng chỉ có thể nuôi sống bản thân. Chính vì thế, mặc dù doanh nghiệp đã nỗ lực đến một số địa phương tỉnh ngoài hoặc ký hợp đồng với các Trung tâm giới thiệu việc làm, sàn giao dịch việc làm để tuyển lao động, song kết quả cũng chưa được khả quan.
Thứ ba
Thứ tư:
Ổn định nguồn lao động cho các KCN.
Kế hoạch năm 2008, các KCN Bắc Ninh sẽ dự kiến tuyển dụng mới khoảng 10.000 lao động và năm 2009, 2010 sẽ tuyển mới khoảng 13.000 – 15.000 lao động. Để đáp ứng được yêu cầu đó, cần thực hiện tốt một số nội dung sau:
- Các DN cần chấp hành tốt chế độ tiền lương, xây dựng và công khai quy chế trả lương, hệ thống thang bảng lương, chính sách pháp luật lao động về BHXH, BHYT, HĐLĐ, đồng thời có biện pháp cải thiện điều kiện sống cho công nhân: nhà ở, hỗ trợ tiền đi lại, các khoản phúc lợi xã hội…; tránh tình trạng lấy mức lương tối thiểu làm "rào cản" để ngụy biện việc trả cho người lao động theo mức thấp nhất.
- Các cơ quan nhà nước và chính quyền các cấp cần chia sẻ với những khó khăn của DN, thường xuyên gặp gỡ, thông tin, chỉ đạo các DN xây dựng tốt các mối quan hệ lao động, trong đó quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động là tâm điểm phải được đặc biệt coi trọng.
Để có thể ổn định lâu dài về nguồn lao động tại các KCN Bắc Ninh, đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước cần có sự hỗ trợ tích cực đối với các DN như: Đôn đốc các chủ đầu tư, tạo điều kiện cho các DN xây nhà ở cho công nhân; xây dựng trạm y tế tại các KCN; hoàn thiện các dịch vụ hạ tầng XH trong và ngoài hàng rào KCN; tổ chức tốt các buổi giao dịch lao động – việc làm tại Sàn giao dịch lao động – việc làm của tỉnh; là cầu nối cho DN với các trung tâm giới thiệu việc làm và các cơ sở đào tạo trong nước, nước ngoài; phối hợp tổ chức tuyên truyền pháp luật lao động, các chính sách lao động - việc làm cho công nhân KCN.
- Các đơn vị đào tạo cũng như các nhà DN cần xây dựng chiến lược lâu dài về nhân lực, cả trong đào tạo, cung ứng, tuyển dụng và sử dụng lao động. Chiến lược phải được cụ thể hóa bằng những chính sách, kế hoạch đào tạo, tuyển dụng; trang bị những kiến thức về pháp luật, tác phong công nghiệp, văn hóa lao động, quyền lợi chính đáng của người lao động cũng như người sử dụng lao động đều phải được bảo vệ theo đúng pháp luật.
- Đối với người lao động cần phải được tuyên truyền, giáo dục và trang bị những hành trang tối thiểu về kỷ luật lao động, văn hoá cộng đồng trong hội nhập; họ phải hiểu được những quyền lợi chính đáng được pháp luật bảo hộ.
Với kế hoạch và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Ban quản lý các KCN Bắc Ninh (nhiệm kỳ 2008 – 2010) đề ra, dự kiến đến năm 2010 các KCN Bắc Ninh sẽ tuyển và sử dụng khoảng 40.000 lao động. Đây là một bài toán khó cho các KCN Bắc Ninh là làm thế nào để ổn định và phát triển nguồn lao động. Do đó, sẽ cần có sự phối kết hợp giữa các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp để thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp thì mới có thể phát triển công nghiệp một cách bền vững theo đúng tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, XVII đề ra./.
Hoàng Thị Thu Hải
Thị trường xuất khẩu lao động cũng đang mở rộng. Năm 2007, Bắc Ninh đã đưa 3.068 lao động đi làm việc ở nước ngoài và 6 tháng đầu năm 2008 tiếp tục xuất khẩu thêm 1.467 lao động. Các thị trường chủ yếu mà Bắc Ninh đang thực hiện là: Đài Loan, Hàn Quốc, Malaixia, Nhật bản, Séc và Slôvakia, đây là những thị trường tiềm năng, ổn định và có thu nhập cao. Điều này đã hấp dẫn rất nhiều thanh niên Bắc Ninh, nhất là thanh niên vùng nông thôn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm thiếu lao động cho các KCN. Song, trong tương lai là nguồn bổ sung rất tốt, cần được nghiên cứu và có kế hoạch phối hợp chặt chẽ ngay từ đầu để tuyển dụng họ trở lại các KCN khi hết thời gian lao động ở nước ngoài.: Lao động tại các KCN đỏi hỏi tính kỷ luật cao. Còn người lao động chủ yếu từ nông thôn, hay tự ý bỏ việc, đặc biệt là các dịp lễ, tết; thiếu sự gắn bó với doanh nghiệp, thấy doanh nghiệp khác có mức lương cao hơn một chút là chuyển, là đòi tăng lương. Cho nên, việc đình công bất hợp pháp xảy ra liên tiếp, khiến một số doanh nghiệp phải ngừng sản xuất trong nhiều ngày. Một số lao động do vi phạm kỷ luật quá mức đã buộc doanh nghiệp phải dùng hình thức sa thải. Đã thế, nhiều doanh nghiệp còn gặp cảnh trớ trêu, tuyển được người lao động mới thì ngay sau đó có số người tương ứng nghỉ việc đột ngột. Đặc biệt là ngành may công nghiệp, hiện nay được xem là khó có khả năng thu hút được lao động. Do đó, tình hình thiếu hụt lao động tại các KCN đã bắt đầu có “cơn sốt” đáng lo ngại hơn những năm trước. : Đối với lao động tỉnh ngoài, tại các địa phương lân cận như Hải Dương, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Bắc Giang, Hà Nội...đã phát triển các KCN nên việc tuyển và thu hút lao động tỉnh ngoài hiện nay của các doanh nghiệp là rất khó. Mặt khác, mức thu nhập trong các KCN cũng chưa phải là cao so với mặt bằng chung của xã hội. Bên cạnh đó, lao động ngoại tỉnh còn phải lo chi phí các khoản ăn, ở, đi lại... khi làm việc tại Bắc Ninh. : Đối với lao động địa phương, đa phần không muốn vào làm việc tại các doanh nghiệp KCN, vì Bắc Ninh có nhiều làng nghề, cụm công nghiệp đa nghề, khu công nghiệp vừa và nhỏ với mức thu nhập tương ứng có thể đảm bảo được cuộc sống hàng ngày; làm ở đó, họ được tự do hơn về kỷ luật lao động, họ có thể tự tước bỏ một số quyền lợi chính đáng để đổi lấy số tuyệt đối về tiền lương cao hơn.