ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP, THỰC HIỆN TỐT MỤC TIÊU ĐẾN NĂM 2015 BẮC NINH CƠ BẢN TRỞ THÀNH TỈNH CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG HIỆN ĐAI VÀ TRỞ THÀNH THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG VÀO NĂM 2020
13:54 11/10/2011
Việc xây dựng và phát triển các Khu công nghiệp là một trong các giải pháp quan trọng đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Bắc Ninh và được triển khai thực hiện theo các Nghị quyết của Tỉnh ủy: Nghị quyết 12-NQ/TU ngày 03/02/2000; Nghị quyết 02-NQ/TU ngày 04/5/2001; Nghị quyết 02-NQ/TU ngày 29/5/2006; Nghị quyết 04/NQ/TU ngày 25/5/2008; Nghị quyết 08/2007/NQ-HĐND16 ngày 18/7/2007 của Hội đồng nhân dân tỉnh và Nghị quyết số 01/NQ/TU ngày 24/9/2010 Đại hội đại biểu lần thứ XVIII Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh.

1. Quan điểm và mục tiêu phát triển công nghiệp:

Quan điểm: Phải phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - Xã hội tỉnh Bắc Ninh và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ 18 tỉnh Bắc Ninh. Từng bước xây dựng các Khu công nghiệp Bắc Ninh trở thành các Khu công nghiệp hiện đại, phát triển bền vững, có khả năng cạnh tranh cao, có cơ sở hạ tầng đồng bộ, hợp lý. Phát triển các Khu công nghiệp tạo động lực phát triển quá trình đô thị hóa.

Mục tiêu: Phân tích đánh giá hiện trạng phát triển các Khu công nghiệp của tỉnh từ đó xác định các phương án phát triển, qui mô, cơ cấu, ngành nghề… Xây dựng tổ hợp công nghiệp, đô thị theo các bước đi thích hợp.

2. Kết quả đạt được:

Tính đến tháng 9/2011, Bắc Ninh có 15 KCN tập trung được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tổng diện tích 7.681 ha (đất KCN 6.847 ha, đất đô thị 834 ha); 15 KCN đã được phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng với diện tích 5.961 ha; cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 14 Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng, tổng vốn đầu tư 865 triệu USD. Trong đó, có 09 KCN đang triển khai xây dựng và đi vào hoạt động với vốn đầu tư hạ tầng đăng ký 516,37 triệu USD, vốn đầu tư thực hiện 184,51 triệu USD; cho thuê 1.217,67 ha đất công nghiệp.

2.1. Công tác thu hút và cấp GCNĐT:

- 9 tháng đầu năm 2011, Ban quản lý các KCN Bắc Ninh đã cấp 52 GCNĐT (29 dự án FDI), tổng vốn đầu tư đăng ký 252,01 triệu USD (129,09 triệu USD vốn FDI), thuê 55,38 ha đất công nghiệp. Cấp GCNĐC cho 57 dự án, tổng vốn điều chỉnh tăng 53,75 triệu USD; tổng vốn đầu tư đăng ký mới và điều chỉnh là 305,76 triệu USD. Suất đầu tư đạt 4,85 triệu USD/dự án và 3,82 triệu USD/ha.

- Luỹ kế đến 15/9/2011, BQL đã cấp GCNĐT cho 522 dự án (245 dự án FDI) và 484 GCNĐC (305 FDI), tổng vốn đầu tư đăng ký là 3.772,26 triệu USD (2.579,05 triệu USD là dự án FDI), thuê 1.054,69 ha đất công nghiệp. Suất đầu tư đạt 6,89 triệu USD/dự án và 3,41 triệu USD/ha.

2.2. Sản xuất kinh doanh và thu hút lao động:

- Tổng số doanh nghiệp đi vào hoạt động là 259 doanh nghiệp. Năm 2010:

+ Giá trị sản xuất công nghiệp đạt: 75.597 tỷ đồng (chiếm 77% giá trị toàn tỉnh)

+ Giá trị xuất khẩu: 3.457 triệu USD

+ Giá trị nhập khẩu: 2.837 triệu USD

+ Nộp ngân sách đạt: 2.146 tỷ đồn/g

+ Lao động: 56.874, trong đó lao động địa phương là 25.678, chiếm 45,15%.

(9 tháng đầu năm 2011:Có 50 doanh nghiệp mới đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh.; Giá trị sản xuất công nghiệp đạt: 97.363 tỷ đồng; Giá trị xuất khẩu: 3.653 triệu USD; Giá trị nhập khẩu: 3.241 triệu USD; Nộp ngân sách đạt: 1.800 tỷ đồng; Lao động: 72.210, trong đó lao động địa phương là 33.197, chiếm 46%).

2.3. Công tác bồi thường GPMB:

- Thu hồi 2.375,85 ha, diện tích đất được giao 2.100,05 ha, diện tích đất công nghiệp cho thuê 1.217,67 ha, tỷ lệ lấp đầy trên diện tích quy hoạch đạt 58,16%; trên diện tích thu hồi đạt 75,38%.

2.4.  Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật:

- Các KCN đã triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và có doanh nghiệp thứ cấp thuê đất (09 Khu) gồm: KCN Tiên Sơn; KCN Quế Võ; KCN Yên Phong; KCN Thuận Thành III; KCN Quế Võ II; KCN Đại Đồng - Hoàn Sơn; KCN Nam Sơn - Hạp Lĩnh;  KCN, đô thị và dịch vụ VSIP-Bắc Ninh; KCN Hanaka. Các KCN này đã và đang đầu tư xây dựng các hạng mục hạ tầng kỹ thuật đồng bộ như: Hệ thống giao thông; chiếu sáng; trạm cấp nước sạch; hệ thống thoát nước mưa; hệ thống thoát nước thải; trạm xử lý nước thải....

- Các KCN đang tiến hành đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật (04 Khu) gồm: KCN Quế Võ III; KCN Gia Bình; KCN Thuận Thành II; KCN Yên Phong II. Các KCN này đang được triển khai theo tiến độ đăng ký đầu tư, tuy nhiên việc bồi thường GPMB rất khó khăn, đặc biệt là KCN Yên Phong II, KCN Gia Bình.

- Các KCN chưa triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật (02 Khu) gồm: KCN Từ Sơn; KCN, đô thị và dịch vụ Đại Kim.

2.5. Tình hình xây dựng nhà ở cho công nhân, cơ sở đào tạo:

- Toàn tỉnh có 06 dự án tại các KCN: Tiên Sơn, Quế Võ, Yên Phong với tổng diện tích 115.733 m2, đáp ứng chỗ ở cho khoảng 16.500 công nhân.

- Tại KCN Yên Phong, Tổng Công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng đã đầu tư, xây dựng hoàn thành Trường đào tạo nghề cho công nhân (giai đoạn I) với 02 toà nhà 05 tầng, đào tạo cho khoảng 1.500 người.

3. Đánh giá chung:

Kết quả đạt được của các KCN Bắc Ninh cho thấy có bước phát triển vượt bậc cả về hình thức, quy mô và chất lượng dự án, đã thu hút được nhiều dự án đầu tư lớn trong và ngoài nước, tạo nguồn vốn đầu tư quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế toàn tỉnh (Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân hàng năm thời kỳ 2006 - 2010 là 20%. Sự tăng trưởng của giá trị sản xuất công nghiệp đã góp phần vào sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Tỷ trọng công nghiệp xây dựng trong GDP tăng từ 45,92% năm 2005 lên 66,11% năm 2010. Tổng sản phẩm GDP tăng bình quân 15,3%/năm).

 Công tác xúc tiến, thu hút đầu tư có bước điều chỉnh, kết hợp thực hiện nhiệm vụ an sinh xã hội giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài đảm bảo sự hỗ trợ, tương tác, thúc đẩy phát triển các KCN nhanh, bền vững.

Sự phát triển của các KCN Bắc Ninh đã tham gia vào việc phân bố, điều chỉnh lại không gian kinh tế - xã hội của tỉnh, thể hiện rõ nhất là thúc đẩy phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng liên kết như: Giao thông vận tải, điện, viễn thông… và tạo sự phát triển đồng đều, hỗ trợ lẫn nhau giữa khu vực phía Bắc và Nam sông Đuống.

Phát triển các KCN Bắc Ninh tác động đến phát triển Đô thị: thời gian qua, cùng với sự phát triển các KCN, nhiều khu đô thị và khu dân cư mới, các khu đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ…đã được lập quy hoạch làm cơ sở thu hút nguồn vốn đầu tư xây dựng và phát triển đô thị trên địa bàn Tỉnh. Do có vị trí và môi trường đầu tư thuận lợi, Bắc Ninh đã thu hút được nhiều dự án lớn vượt ra ngoài phạm vi địa bàn các đô thị, tạo nên một xu thế đô thị hoá thống nhất trên địa bàn toàn Tỉnh, góp phần đưa Bắc Ninh trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2015, thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2020.

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển các KCN Bắc Ninh ngoài những thuận lợi còn có những khó khăn như sau:

+ Khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 và lạm phát tăng cao năm 2011 đã ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư của các Công ty hạ tầng và kế hoạch thu hút đầu tư vào các KCN.

+ Công tác bồi thường GPMB tại các KCN còn gặp nhiều khó khăn, chậm so với tiến độ đăng ký thực hiện, cụ thể như: KCN Yên Phong II, KCN Thuận Thành III, KCN Gia Bình.

+ Các công trình hạ tầng ngoài hàng rào còn thiếu, chưa đồng bộ: Nhà trẻ, dịch vụ, Trạm y tế,Trạm công an, Cứu hỏa...đặc biệt là các khu nhà ở cho công nhân chưa đáp ứng được yêu cầu.

4. Định hướng thời gian tới:

- Tiếp tục và đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng các KCN: VSIP - Bắc Ninh, Đại Đồng - Hoàn Sơn, Yên Phong, Nam Sơn, Hạp Lĩnh....

- Tập trung, đẩy nhanh tiến độ bồi thường GPMB các KCN đăng ký trong danh mục các dự án cấp bách, như KCN: Yên Phong II, VSIP - Bắc Ninh, Đại Đồng - Hoàn Sơn, Thuận Thành III (phân khu B), Gia Bình.

- Tập trung thu hút các dự án đầu tư có công nghệ sản xuất tiên tiến, đóng góp cho Ngân sách lớn, thân thiện với môi trường... và công nghiệp phụ trợ.

- Tăng cường quản lý công tác quản lý nhà nước sau đầu tư như: xây dựng, lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh...đặc biệt là công tác quản lý môi trường nhằm xây dựng các KCN Bắc Ninh theo hướng bền vững, hiệu quả, đáp ứng các yêu cầu về ổn định xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh; xây dựng mô hình KCN thân thiện với môi trường, công nghiệp hỗ trợ là đặc biệt cần thiết.

5. Giải pháp phát triển các Khu công nghiệp trong thời gian tới:

5.1 Các giải pháp chính sách kinh tế:

- Thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở cho các Khu công nghiệp; thu hút đầu tư phát triển công nghiệp trong các Khu công nghiệp.

- Phát triển đồng bộ giữa hạ tầng trong Khu công nghiệp và hạ tầng ngoài hàng rào Khu công nghiệp. Cụ thể:

Điều chỉnh quy hoạch các KCN theo hướng: Nâng cao chất lượng, hiệu quả và bảo đảm tính hệ thống, phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Xây dựng các mô hình KCN theo hướng hiện đại và phù hợp với điều kiện thị trường mở.

Đẩy mạnh công tác bồi thường GPMB (Ban QLCKCN cùng UBND các huyện, thành phố, thị xã phối hợp chặt chẽ với Chủ đầu tư hạ tầng KCN và quyết liệt hơn nữa trong công tác bồi thường GPMB để các Công ty hạ tầng sớm có đất để triển khai dự án theo kế hoạch).

Tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại

- Thu hút các dự án đầu tư có tiềm năng, thúc đẩy ngành công nghiệp phụ trợ và dịch vụ phát triển.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước sau đầu tư đối với các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh trong các Khu công nghiệp tập trung của tỉnh.

5.2 Các giải pháp về môi trường và phát triển bền vững:

- Tăng cường công tác quản lý môi trường trong các Khu công nghiệp theo qui định của Pháp luật. Đối với các Khu công nghiệp đã thành lập và đang hoạt động phải hoàn thành hệ thông thu gom và xử lý nước thải. Đối với các Khu công nghiệp mới, Chủ đầu tư phải xây dựng hệ thống thu gom và xử lý chất thải.

5.3 Các giải pháp đảm bảo nguồn nhân lực:

- Thực hiện từng bước đúng theo quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Bắc Ninh.

- Ưu tiên dành quỹ đất khoảng 10-15 ha cho mỗi KCN để xây nhà ở cho công nhân và xây dựng các công trình phúc lợi khác phục vụ người lao động.

5.4 Các giải pháp tổ chức thực hiện:

- Phổ biến quy hoạch: Phổ biến nội dung đề án và các công việc để thực hiện đề án công khai, minh bạch.

- Xây dựng và hoàn thiện môi trường quản lý: Trên cơ sở các qui định chung của Chính phủ về tổ chức quản lý nhà nước đối với phát triển các Khu công nghiệp. Thời gian tới tập trung củng cố tổ chức bộ máy để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ trên cơ sở phân cấp của Chính phủ và ủy quyền của các Bộ, ngành và UBND tỉnh.

- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong công tác quản lý Nhà nước về phát triển các Khu công nghiệp. Tăng cường hoạt động, nâng cao năng lực thể chế cho Văn phòng đại diện của các Khu công nghiệp tỉnh tại các Khu công nghiệp.

Thạc sỹ, CVCC Ngô Sỹ Bích-Trưởng ban Ban quản lý các KCN Bắc Ninh

Top
Advertisment
Business connection
Văn bản, chính sách mới Tiếng Anh Doanh nghiệp trong các KCN Bắc Ninh-Enterprises in Bac Ninh Industrial Parks Chứng chỉ Sở Xây dựng Tiếng Anh CERTIFICATE OF CAPACITY OF CONSTRUCTION CERTIFICATE OF ELIGIBILITY FOR LABOR SAFETY AND HYGIENE TRAINING ACTIVITIES
Rate exchange