Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại; Sự ra đời và phát triển các KCN Bắc Ninh là tất yếu, vừa là giải pháp lớn, vừa là nhân tố quyết định quá trình CNH, HĐH.
Đồng thời với sự ra đời và phát triển các KCN phát sinh nhiều hoạt động phức tạp, cần được đảm bảo bằng công tác an ninh trật tự và an toàn cho các hoạt động KCN. Vì vậy, công tác đảm bảo an ninh trật tự được xác định là nhiệm vụ quan trọng, tạo lập môi trường đầu tư lành mạnh, đảm bảo sự phát triển các KCN nhanh, ổn định và bền vững.
Để nhận thức rõ vai trò, vị trí của công tác an ninh trật tự trong các KCN, trước hết phải nhận biết được đặc điểm riêng của hoạt động KCN:
1/ KCN là nơi tập trung nhiều nguồn vốn đầu tư, vật tư, thiết bị, công nghệ có giá trị kinh tế cao của các Doanh nghiệp, thành phần kinh tế đa quốc gia với tính chất hoạt động đầu tư đa dạng và phức tạp. Hoạt động sản xuất kinh doanh với nhiều loại hình đan xen: Doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp sản xuất tiêu thụ trong nước, doanh nghiệp vừa xuất khẩu vừa tiêu thụ nội địa, doanh nghiệp chuyên sản xuất, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ kỹ thuật, tài chính, thương mại và đời sống…
Phân tích các hoạt động trong KCN cho thấy:
+ KCN vừa là khu vực tập trung hoạt động kinh tế, kỹ thuật vừa là khu vực tập trung hoạt động xã hội và gây ảnh hưởng xã hội.
+ KCN không phải là đơn vị hành chính nhưng gần như có danh giới riêng, lại nằm trên nhiều địa giới hành chính cho nên rất phức tạp trong công tác phối hợp, cần có được mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động riêng.
2/ Quan hệ lao động cũng phức tạp không kém; với nhiều quốc tịch khác nhau mang theo nhiều quan hệ văn hoá doanh nghiệp khác nhau, dễ dấn đến xung đột mâu thuẫn trong quan hệ ứng xử. Đặc biệt là sự tập trung cao các nhà máy, xí nghiệp cũng là môi trường dễ phát sinh phản ứng dây truyền tạo lập “điểm nóng”.
3/ Cơ chế chính sách, pháp luật Nhà nước điều tiết hoạt động KCN còn chưa đồng bộ, nhiều văn bản quy phạm pháp luật chưa đề cập đến đặc thù riêng của KCN.
4/ Mọi hoạt của KCN có ảnh hưởng, tác động trực tiếp rất lớn đến các khu vực dân cư xung quanh như công tác đền bù giải phóng mặt bằng, việc làm do thu hồi đất, nhập cư lao động từ địa bàn khác, cư trú người nước ngoài… dẫn đến hoạt động đời sống xã hội vốn có bị xáo trộn, đòi hỏi phải có cách thức tổ chức đời sống mới phù hợp.
Có thể nhận biết tính phức tạp đó qua các phát sinh từ công tác đền bù giải phóng mặt bằng; có nơi có lúc phải sử dụng biện pháp cưỡng chế mới giải toả được nhưng về lâu dài vẫn tiềm ẩn nhiều mâu thuẫn ảnh hưởng đến hoạt động xã hội và an ninh trật tự trong nông thôn. Có doanh nghiệp lợi dụng cơ chế ưu đãi, sự trượt giá đất kiếm lời, không triển khai dự án đúng mục tiêu đăng ký; Đình công bất hợp pháp, hoạt động từ các lều quán trái phép cũng gây nhiều tiêu cực xã hội.
Quá trình xây dựng và phát triển các KCN Bắc Ninh, đầu tiên KCN Tiên Sơn khởi công xây dựng năm 2000, đến nay đã hoàn thành quy hoạch phát triển các KCN đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với 15 KCN, tổng diện tích 7.525ha (KCN 6.541ha và Khu đô thị 984ha), trong đó: 06 KCN đi vào hoạt động; 02 KCN đang triển khai xây dựng; 04 KCN đã phê duyệt quy hoạch chi tiết. Đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 10 Công ty đầu tư phát triển hạ tầng (03 Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài) và 343 dự án SXKD với tổng vốn đăng ký 2.888,86 tr. USD, thuê 881,47ha đất (198 dự án trong nước với tổng vốn đăng ký 826,17 tr. USD; 145 dự án nước ngoài với tổng vốn đăng ký 2.062,69 tr. USD). Đến nay có 176 dự án đi vào hoạt động, giá trị SXCN 6 tháng đầu năm 2009 đạt 5.815,23 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu đạt 216,18 tr.USD, tạo việc làm 33.866 lao động trong đó: 53% lao động địa phương; lao động nước ngoài khoảng 700 người. Theo tốc độ tăng bình quân đến năm 2010 giá trị SXCN chiếm 65¸70% giá trị SXCN toàn tỉnh (14.078 tỷ đồng), giá trị xuất khẩu đạt 800¸900 tr.USD (chiếm 85¸90% toàn tỉnh), các KCN từng bước khẳng định vị trí, vai trò chủ yếu quyết định sự phát triển công nghiệp của tỉnh trong những năm tới.
Tuy nhiên, vấn đề đầu tiên khi khởi công xây dựng các KCN là phải đảm bảo an toàn cho nhà đầu tư yên tâm đầu tư, sản xuất kinh doanh. Những năm qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành tăng cường phối hợp đảm bảo an ninh trật tự trong các KCN. Đặc biệt Ban Quản lý các KCN và Công an tỉnh triển khai thực hiện quy chế phối hợp về công tác bảo vệ an ninh trật tự an toàn xã hội trong các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Ban quản lý các KCN là đầu mối trực tiếp thu nhận, xử lý thông tin từ doanh nghiệp, các địa phương có KCN; chỉ đạo doanh nghiệp triển khai công tác an ninh nội bộ, an ninh kinh tế, chủ động phòng ngừa và có biện pháp giải quyết những vấn đề phát sinh liên quan đến an ninh trật tự KCN để phối hợp chặt chẽ với Công an tỉnh, công an huyện và Cụm an ninh KCN xử lý kịp thời các vụ việc xảy ra. Doanh nghiệp KCN tổ chức lực lượng bảo vệ, xây dựng hệ thống nội quy, quy định ra vào cơ quan, quy trình sản xuất và phòng chống cháy nổ, an toàn lao động, tham gia giao ban định kỳ với cụm an ninh KCN. Kết quả về an ninh chính trị được giữ vững ổn định, không để xảy ra vụ việc gì có liên quan đến an ninh Quốc gia; trật tự an toàn xã hội trong và vùng phụ cận KCN được giữ vững ổn định.
Bên cạnh đó, còn một số tồn tại cần khắc phục đó là: Nhận thức về công tác an ninh trật tự ở một số doanh nghiệp còn thấp và chưa được quan tâm đúng mức; Sự phối hợp giữa một số doanh nghiệp với Công an cụm KCN chưa chặt chẽ chỉ khi sự việc xảy ra mới báo và làm việc còn chưa coi trọng công tác này; Tình hình quản lý người nước ngoài trong KCN còn nhiều phức tạp, tỷ lệ người nước ngoài trong KCN cao hơn quy định (không quá 3% người nước ngoài trên tổng số lao động trong doanh nghiệp); Một số doanh nghiệp chưa chủ động xây dựng phương án bảo vệ cơ quan nên khi có vụ việc xảy ra như đình công thường lúng túng…
Dự báo xu hướng phát triển các KCN Bắc Ninh đến năm 2015 sẽ phát triển theo hướng nhanh, ổn định và bền vững với mục tiêu cần đạt được là: X©y dùng hoµn chØnh h¹ tÇng kü thuËt c¸c KCN; T¹o lËp mÆt b»ng vµ h¹ tÇng c¬ b¶n c¸c khu ®« thÞ; Thu hót kho¶ng 600-700 dù ¸n s¶n xuÊt c«ng nghiÖp víi sè vèn 3,5- 4 tû USD. Gi¸ trÞ SXCN kho¶ng 2-2,5 tû USD, t¬ng ®¬ng 32.000-40.000 tû VND; Gi¸ trÞ xuÊt khÈu ®¹t 1,5-2 tû USD, t¬ng ®¬ng 24.000-32.000 tû VND; Thu hót kho¶ng 15-20 v¹n lao ®éng cã thu nhËp æn ®Þnh; Thu ng©n s¸ch th«ng qua c¸c khoản thuÕ 3000-3200 tû VND (180-200 tr. USD).
Thực hiện mục tiêu trên, thời gian tới cần phải tăng cường hơn nữa công tác đảm bảo an ninh trật tự trong các KCN với một số giải pháp chủ yếu sau đây:
- Xây dựng, phát triển môi trường cộng sinh lành mạnh: Doanh nghiệp có khả năng hợp tác, liên doanh, liên kết trong sản xuất kinh doanh; Môi trường không gây hại cho nhau; Hướng vào mục tiêu xây dựng thương hiệu KCN…
- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước sau cấp phép đầu tư. Kết hợp giữa khâu cấp phép có lựa chọn nhà đầu tư theo định hướng phát triển các KCN và khâu giám sát, kiểm tra, thanh tra theo hướng giải quyết việc cấp phép nhanh gọn, đáp ứng kịp thời nhu cầu của các nhà đầu tư nhưng thực hiện chặt chẽ và thường xuyên công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra, chế độ báo cáo nhằm đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp đúng pháp luật.
- Tổ chức lực lượng đảm bảo an ninh trật tự trực tiếp trong các KCN, hiện nay gồm: Cụm an ninh KCN (Tiên Sơn, Quế Võ); bảo vệ nhà máy; bảo vệ KCN của Công ty đầu tư phát triển hạ tầng.
+ Công an các huyện tăng cường chỉ đạo hoạt động Cụm an ninh KCN để phối hợp với Công an các xã liên quan đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn có KCN, nâng cấp thành lập Đồn công an (Trạm công an) thay cho mô hình tổ chức Cụm an ninh KCN hiện nay.
+ Doanh nghiệp phải xác định rõ nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự gắn liền với hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh. Trước hết phải tổ chức thành lập, chỉ đạo hoạt động của lực lượng bảo vệ; xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh trật tự.
+ Phải chuyên nghiệp lực lượng bảo vệ KCN của Công ty ĐTHT. Kinh nghiệm cho thấy, KCN nào mà Chủ đầu tư xây dựng hạ tầng nhận thức được vị trí tầm quan trọng về công tác an ninh trật tự, quan tâm đúng mức đến việc xây dựng bộ máy quản lý, lực lượng bảo vệ thì ở nơi đó tình hình an ninh trật tự ổn định, ít xảy ra các vụ việc.
- Phải tăng cường công tác phối hợp đảm bảo an ninh trật tự trong KCN:
+ Tiếp tục thực hiện các kế hoạch phối hợp công tác bảo vệ an ninh trật tự giữa Công an tỉnh với Ban quản lý các KCN. Hàng năm Công an tỉnh xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ bảo vệ cho các Công ty đầu tư hạ tầng, doanh nghiệp KCN để củng cố, xây dựng lực lượng bảo vệ doanh nghiệp vững mạnh.
+ Doanh nghiệp KCN phải thông tin, trao đổi kịp thời với Ban quản lý các KCN, lực lượng công an để phối hợp xác minh, điều tra, giải quyết kịp thời các vụ việc xảy ra. Nghiêm chỉnh thực hiện các quy định về đăng ký tạm trú, tạm vắng đối với người nước ngoài; Chú ý công tác tuyển dụng cán bộ đề phòng ngừa đối tượng dưới vỏ bọc người lao động chân chính hoạt động phá hoại ngay trong nội bộ; Phối hợp thường xuyên, chặt chẽ với tổ chức Công đoàn (doanh nghiệp FDI) để nắm bắt, giải quyết các vụ đình công, lãn công. Xây dựng nội quy về an toàn, chất lượng sản phẩm và tổ chức giám sát chặt chẽ việc thực hiện các quy định này, không để xảy ra các trường hợp sự cố kỹ thuật, cháy nổ… gây thiệt hại về người và tài sản của doanh nghiệp.
Để cụ thể hoá mô hình tổ chức lực lượng đảm bảo an ninh trật tự trực tiếp KCN, có thể giao cho Công an tỉnh đề nghị thành lập Đồn công an KCN khắc phục hạn chế về địa giới hành chính. Do vậy, khi quy hoạch xây dựng KCN phải bố trí khu vực xây dựng Đồn công an để kết hợp kinh tế với an ninh quốc phòng, tác động tích cực đến an ninh địa bàn hoạt động KCN./.
Trưởng ban Ban quản lý các KCN Bắc Ninh