Lao động địa phương gia tăng, nguyên nhân, thách thức và cơ hội
14:52 12/11/2010
Năm 2008 được cho là năm khó khăn nhất của nền kinh tế thế giới kể từ năm 1929 đến nay. Với quy mô, diễn biến phức tạp và hậu quả nặng nề đã làm cho công tác dự báo có lúc chệch hướng. Vấn đề này đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp đã phải sản xuất cầm chừng để duy trì hoạt động nhằm giữ chân khách hàng hoặc thực hiện hợp đồng đã ký, nhiều doanh nghiệp đã phải cắt giảm lượng lao động lớn để thu hẹp sản xuất.

Năm 2008 được cho là năm khó khăn nhất của nền kinh tế thế giới kể từ năm 1929 đến nay. Với quy mô, diễn biến phức tạp và hậu quả nặng nề đã làm cho công tác dự báo có lúc chệch hướng. Vấn đề này đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp đã phải sản xuất cầm chừng để duy trì hoạt động nhằm giữ chân khách hàng hoặc thực hiện hợp đồng đã ký, nhiều doanh nghiệp đã phải cắt giảm lượng lao động lớn để thu hẹp sản xuất.

Các doanh nghiệp KCN Bắc Ninh cũng phải đối mặt với những thách thức đó. Tuy nhiên, việc sử dụng lao động của doanh nghiệp KCN đã và đang được đánh giá là ổn định hơn so với các địa phương khác, đặc biệt là việc thu hút trở lại số lao động địa phương về KCN làm việc. Theo thống kê của Ban quản lý các KCN Bắc Ninh, hết năm 2008 có 33.111 lao động được tuyển và sử dụng trong các KCN, tăng 13.365 người so với năm 2007, vượt 36,35% kế hoạch năm, trong đó lao động địa phương là 20.231 người, chiếm 61,1% tổng số lao động. Số lượng lao động tăng thêm trong các KCN năm 2008: lao động địa phương tăng 11.981 người (chiếm 89,64% tổng số lao động tăng), lao động ngoại tỉnh tăng 1.654 người (chiếm 11,36% tổng số lao động tăng). Đây là số liệu tính theo luỹ kế tăng - giảm lượng lao động trong năm.

Vậy nguyên nhân lao động địa phương làm việc tại KCN tăng?

, yêu cầu về trình độ, độ tuổi tuyển dụng của DN KCN đã được hạ thấp xuống, người lao động tốt nghiệp PTTH, thậm chí có một số tập đoàn lớn, công nhân phổ thông chỉ cần tốt nghiệp PTCS là đáp ứng yêu cầu. Độ tuổi đã được DN kéo dài đến 30 tuổi hoặc trên 30 tuổi thay vì đến 25 tuổi như trước đây. Việc sử dụng lao động địa phương trong giai đoạn này giúp cho các doanh nghiệp giảm bớt một phần khó khăn về phúc lợi (nhà ở, phương tiện đưa đón công nhân …).

Thứ nhất

Thứ hai

Thứ ba

Thứ tư

Thứ năm

Thực tế cho thấy, số lao động địa phương gia tăng, là do DN đã giữ chân lao động địa phương để giảm bớt chi phí về nhà ở, chi phí đi lại, phúc lợi XH; lao động tỉnh ngoài giảm tỷ lệ đáng kể so với những năm trước do điều kiện không thuận lợi về phương tiện đi lại, vấn đề nhà ở. Bên cạnh đó, tại các địa phương khác đã phát triển nhiều KCN nên người lao động có xu hướng chuyển về gần quê quán.

Đạt được kết quả trên là có sự góp phần quan trọng của công tác quản lý nhà nước về lao động trong các KCN nói riêng, công tác quản lý nhà nước đối với các KCN nói chung, đặc biệt là sự chỉ đạo sát sao, kịp thời của Lãnh đạo các cơ quan liên quan, sự phối kết hợp nhịp nhàng của Ban quản lý các KCN với các ngành, địa phương có KCN trong công tác quản lý, hỗ trợ, tuyên truyền, kiểm tra, giám sát các DN thực hiện tốt chính sách pháp luật về lao động.

Những khó khăn đặt ra:

Năm 2008 được coi là năm thu hút lớn lượng lao động địa phương trở lại làm việc tại các KCN. Điều này cũng đã và đang đáp ứng được yêu cầu đặt ra của tỉnh là giải quyết việc làm cho lao động địa phương trong quá trình phát triển công nghiệp. Tuy nhiên, với tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay, đặc biệt là sự suy giảm kinh tế toàn cầu, điều đó có tác động trực tiếp đến việc cắt giảm lao động, thất nghiệp sẽ gia tăng.

Theo dự báo của Ban quản lý các KCN Bắc Ninh, năm 2009 các KCN Bắc Ninh sẽ tạo việc làm mới cho 8.000 – 10.000 lao động. Số lượng lao động này tập trung tại những dự án lớn sẽ đi vào hoạt động như : SamSung electronics; OrionVina; Hồng Hải, ABB;... Bên cạnh đó có nhiều doanh nghiệp nhỏ trong KCN sẽ gặp khó khăn trong sản xuất phải giảm lao động. Cho nên vấn đề đặt ra là:

- Tạo cơ hội cho lao động địa phương được tuyển hoặc tái tuyển dụng.

- Chuẩn bị tốt nguồn lao động bao gồm của địa phương và tỉnh ngoài để đón thời điểm nền kinh tế phục hồi.

Do vậy, trong thời gian tới rất cần có sự phối kết hợp giữa doanh nghiệp - Nhà nước và người lao động, cụ thể:

Một là,

Hai là,

Ba là,

Bên cạnh việc gia tăng lao động địa phương trong năm 2008 và 2009 cũng sẽ báo hiệu cho thời kỳ mới. Khi nền kinh tế phục hồi, lao động địa phương đã cạn nguồn (do vấn đề dân số, độ tuổi…), xu hướng chuyển dịch lao động địa phương sang làm dịch vụ thì việc khai thác nguồn nhân lực tỉnh ngoài là cần thiết để DN có được lực lượng lao động đáp ứng yêu cầu sản xuất – kinh doanh. Vì vậy, đây cũng vừa là cơ hội, vừa là thách thức cho chúng ta trong việc xây dựng kế hoạch cung cấp nhân lực, chuẩn bị cơ sở hạ tầng xã hội cho những năm tới có thể chủ động trong công tác phát triển và cung ứng nguồn nhân lực cho hoạt động các KCN./.

 Hoàng Thị Thu Hải

các cơ quan ban ngành, UBND các địa phương thuộc tỉnh: cần tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về lao động, thông tin các kế hoạch tuyển dụng, đào tạo đến người lao động và nhân dân để họ nắm rõ chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước nhằm tuân thủ theo quy định của Nhà nước, của Pháp luật; hỗ trợ doanh nghiệp tham gia sàn giao dịch lao động - việc làm của tỉnh một cách thuận lợi nhất; tỉnh cần có chính sách và cơ chế hỗ trợ người lao động địa phương trong việc đào tạo nghề nhằm nâng cao tay nghề cho họ.
người lao động: tự trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết để tham gia vào quá trình dự tuyển, lao động - sản xuất tại DN, gắn bó với DN để cùng nhau phát triển.
DN cần xây dựng kế hoạch cụ thể về tuyển dụng lao động, trong đó ưu tiên lao động là người địa phương theo đúng cam kết của tỉnh với một số DN lớn khi đầu tư vào địa phương; có kế hoạch đào tạo công nhân trước khi bố trí họ vào dây truyền sản xuất để nhằm hạn chế việc vi phạm kỷ luật lao động, đồng thời nâng cao tay nghề cho NLĐ; thực hiện đúng chính sách pháp luật lao động về tiền lương, tiền thưởng, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, chế độ BHXH, BHYT…
, tỉnh đã quan tâm đến công tác đào tạo nguồn bằng kinh phí từ ngân sách cho các huyện để tạo việc làm mới và bồi dưỡng đào tạo tại các trung tâm…Mặt khác, do các KCN phát triển, một bộ phận lao động trước đây đi làm ở các KCN tỉnh khác nay quay trở lại địa phương. Điều đó dẫn đến tỷ lệ lao động địa phương đạt tỷ lệ cao khi dự tuyển vào KCN.
, vấn đề ô nhiễm môi trường và độc hại đã được DN ngày càng cải thiện, hướng đến việc thân thiện với môi trường và phát triển bền vững. Mặt khác, vấn đề nhà ở cũng đã và đang được các Công ty hạ tầng và các doanh nghiệp đặt vấn đề với tỉnh để hoàn thiện thủ tục chuẩn bị xây dựng. Tuy nhiên, hiện nay lao động ngoại tỉnh phải thuê nhà trọ ở các khu vực lân cận KCN với điều kiện khó khăn hơn ở các khu chung cư và vấn đề an ninh trật tự khó được đảm bảo.
, các vấn đề về an sinh xã hội đã được KCN quan tâm đầy đủ hơn. Người Lao động được tham gia các chế độ về BHXH, BHYT và hưởng các phúc lợi xã hội tốt hơn, được tham gia vào hoạt động của các tổ chức Công đoàn,…đồng thời hàng năm được chăm sóc sức khoẻ định kỳ theo quy định của Nhà nước. Theo số liệu thống kê, có 28.773 lao động được tham gia BHXH, BHYT, đạt 86,9% tổng số lao động, tăng 71,23% so với năm 2007 (50,75%); tiền lương bình quân của người lao động đạt 1.200.000đ/người/tháng. Việc chấp hành chế độ, chính sách đối với người lao động đã dần được các doanh nghiệp quan tâm thực hiện. Đến hết năm 2008, Ban quản lý các KCN Bắc Ninh đã phê duyệt và chấp thuận 59 Nội quy lao động, 18 thoả ước lao động tập thể và 32 thang bảng lương cho DN KCN.
, vấn đề thu nhập, với mức tiền lương bình quân 1.200.000 đồng/người/tháng của người lao động trong các KCN khá cao và ổn định so với mặt bằng chung các vùng và địa phương lân cận, nếu tính cả làm thêm giờ theo quy định thì thu nhập khoảng 1.400.000 - 1.500.000đ/người/tháng, trong khi đó các DN ngoài KCN tập trung (là các KCN vừa và nhỏ, KCN làng nghề) hoặc các DN tỉnh ngoài cũng không cao hơn, thậm chí có nơi còn thấp hơn và không mang tính ổn định lâu dài. Đây chính là động lực quan trọng thu hút lao động địa phương làm việc tại các KCN tập trung.
Top
Advertisment
Business connection
Văn bản, chính sách mới Tiếng Anh Hỗ trợ thông tin đất-xưởng Doanh nghiệp trong các KCN Bắc Ninh-Enterprises in Bac Ninh Industrial Parks Chứng chỉ Sở Xây dựng Tiếng Anh CERTIFICATE OF CAPACITY OF CONSTRUCTION CERTIFICATE OF ELIGIBILITY FOR LABOR SAFETY AND HYGIENE TRAINING ACTIVITIES
Rate exchange