Trong năm qua, kinh tế Việt Nam chịu tác động không nhỏ của những biến động trên thế giới cũng như trong nước. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2008 theo giá so sánh 1994 ước tính tăng 6,23% so với năm 2007, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,79%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,33%; khu vực dịch vụ tăng 7,2%. Trong 6,23% tăng trưởng chung của nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đóng góp 0,68 điểm phần trăm; công nghiệp, xây dựng đóng góp 2,65 điểm phần trăm và dịch vụ đóng góp 2,9 điểm phần trăm. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước năm nay tuy thấp hơn tốc độ tăng 8,48% của năm 2007 và mục tiêu kế hoạch điều chỉnh là tăng 7%, nhưng trong bối cảnh tài chính thế giới khủng hoảng, kinh tế của nhiều nước suy giảm mà nền kinh tế nước ta vẫn đạt tốc độ tăng tương đối cao như trên là một cố gắng rất lớn. Tuy nhiên, từ kết quả năm 2008 có thể thấy, việc thực hiện mục tiêu tăng 6,5% GDP năm tới là rất khó khăn, khi kinh tế thế giới vẫn có thể còn nhiều diễn biến tiêu cực như dự báo của nhiều chuyên gia kinh tế.
Trước bối cảnh chung đó, các doanh nghiệp trong KCN Bắc Ninh cũng gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Với 40 doanh nghiệp mới đi vào hoạt động sản xuất trong năm 2008, tổng số doanh nghiệp KCN đi vào hoạt động đến thời điểm hiện tại là 155 doanh nghiệp, chiếm 47,26% số lượng doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, tăng 60% so với năm 2007, tạo việc làm cho tổng số 33.111 lao động, trong đó lao động địa phương là 20.231 người chiếm 61,1%, tăng 42,2% so với năm 2007. Giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp KCN năm 2008 đ?t 11.517,3 tỷ đồng, tăng 73,8% so với năm 2007, đạt 109,69% kế hoạch năm (11.517,3/10.500), tuy nhiên tốc độ tăng trưởng thấp hơn so với năm 2007 (94,6%); Doanh thu đạt 13.952,17 tỷ đồng, tăng 105,86% so với năm 2007; Giá trị xuất khẩu 460 triệu USD, tăng 64% so với năm 2007, đạt 124% kế hoạch năm. Giá trị nhập khẩu 456 triệu USD, đạt 99% kế hoạch năm, tăng 42% so với năm 2007; Thu nộp ngân sách ước tính đạt 402 tỷ đồng, tăng 53% so với năm 2007 và đạt 100,5% kế hoạch năm; Tỷ suất giá trị sản xuất công nghiệp đạt được từ diện tích đất cho thuê là 14,13 tỷ đồng/ha (11.517,3 tỷ đồng/815,26ha); Tỷ suất sinh lời từ vốn đầu tư thực hiện (ICOR) đạt 0,474 tỷ đồng (13.952,17 tỷ đồng/29.439,2 tỷ đồng); Năng suất lao động bình quân của người lao động tính theo giá trị sản xuất công nghiệp đạt 28,98 triệu đồng/người/tháng tăng 1,83% so với năm 2007 (đạt 28,46 triệu đồng/người/tháng); tính theo doanh thu đạt 35,11 triệu đồng/người/tháng tăng 17,04% so với năm 2007 (đạt 29,999 triệu đồng/người/tháng); Thu nhập từ lương bình quân của người lao động đạt 1,2 triệu đồng/người/tháng, tăng 22,45% so với năm 2007 (năm 2007 đạt 0,98 triệu đồng/người/tháng).
Kết quả trên cho thấy các chỉ tiêu tổng hợp tăng là do có sự đóng góp của các nhân tố mới đua vào hoạt động sản xuất (các doanh nghiệp mới đi vào hoạt động). Trong năm qua, tuy các chỉ tiêu cơ bản đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch, song tốc độ tăng trưởng thấp hơn so với năm 2007; hiệu suất phát huy năng lực sản xuất chưa cao, hầu hết các doanh nghiệp chỉ đạt 90%-95% kế hoạch sản xuất năm và mới phát huy trên 50% năng lực của dự án.
Dự báo năm 2009, nền kinh tế thế giới và Việt Nam còn có nhiều diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ xấu hơn so với năm 2008. Mục tiêu kế hoạch năm 2009 của các KCN Bắc Ninh là: giá trị sản xuất công nghiệp đạt từ 14.000 - 14.500 tỷ đồng; giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 1 tỷ USD; kim ngạch nhập khẩu đạt 800 - 850 triệu USD; thu nộp ngân sách đạt 500 tỷ đồng.
Để đạt được kết quả trên, vượt qua những khó khăn thách thức của "bão" khủng hoảng, các doanh nghiệp cần chủ động nỗ lực đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng kế hoạch ứng phó linh hoạt trước sự biến động của thị trường. Đồng thời, nhằm tạo điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cần thực hiện một số giải pháp sau:
Thứ nhất
Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại tạo điều kiện quan trọng để các doanh nghiệp triển khai đầu tư xây dựng nhà xưởng và tổ chức sản xuất kinh doanh. Từ đó, đưa các dự án vào hoạt động đúng tiến độ, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, các KCN. Công tác đầu tư hạ tầng, triển khai dự án đòi hỏi doanh nghiệp phải tập trung lượng vốn lớn, cần thiết phải có sự hỗ trợ vốn đầu tư từ các ngân hàng hoặc từ các chính sách thuế, tiền thuê đất, bồi thường giải phóng mặt bằng… của Nhà nước.
Thời gian qua các ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất tín dụng đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn đầu tư. Tuy nhiên, điều kiện để các doanh nghiệp được vay vốn vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là đối với các doanh nghiệp đã thực hiện vay vốn tại ngân hàng như: vấn đề tài sản thế chấp, việc thanh toán các khoản vay, lãi suất các khoản vay…Do đó, các ngân hàng cần có sự điều chỉnh linh hoạt về điều kiện cho vay nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp vay vốn để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, triển khai dự án và tổ chức sản xuất kinh doanh.
Thứ hai
Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp khi thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng thường ứng trước kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng để thanh toán tiền cho diện tích đất thuê, trong đó ngoài diện tích đất Nhà nước giao cho người dân quản lý và sử dụng có một phần diện tích đất thuộc quản lý của Nhà nước (đất chuyên dùng). Nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và khắc phục khó khăn ban đầu có thể hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để các doanh nghiệp được nhận nợ khoản kinh phí này và thực hiện thanh toán hoàn trả ngân sách với thời gian thích hợp hoặc hoàn trả khi chính thức ký hợp đồng thuê đất.
Thứ ba
Thứ tư
Năm 2009 được coi là năm cần đẩy mạnh và phát triển thị trường nội địa. Việc phát triển thị trường nội tại của các doanh nghiệp KCN là hết sức cần thiết, với việc sản phẩm của doanh nghiệp này có thể đáp ứng nhu cầu sản xuất hoặc là bán sản phẩm của doanh nghiệp khác, sẽ giúp các doanh nghiệp giảm thiểu chi phí sản xuất, hỗ trợ nhau đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các loại hình dịch vụ phát triển nhanh.
Trong những năm qua, mối liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp trong KCN với nhau và với các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế bên ngoài KCN còn thấp. Mối liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp trong KCN chủ yếu tập trung ở các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng điện tử; đối với các doanh nghiệp, các thành phần bên ngoài chủ yếu thông qua việc cung cấp các dịch vụ: vận tải, ăn uống, nhà nghỉ…Điều này làm cho thị trường nội tại của các doanh nghiệp chưa được phát triển. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đẩy mạnh mối liên kết kinh tế trong thời gian tới cần thực hiện những vấn đề sau:
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp quảng bá hình ảnh về doanh nghiệp, sản phẩm của doanh nghiệp thông qua trang Website của Ban quản lý các KCN Bắc Ninh.
- Đẩy mạnh hoạt động trao đổi thông tin giữa các doanh nghiệp KCN thông qua thành lập Hội hoặc Câu lạc bộ doanh nghiệp KCN. Việc thành lập Hội hoặc Câu lạc bộ doanh nghiệp KCN một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển thị trường nội tại, ổn định sản xuất, mặt khác giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện tốt hơn công tác tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật đến doanh nghiệp và nắm vững hơn tình hình hoạt động của các doanh nghiệp.
Thứ năm
Đinh Hoàng Dũng, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong quá trình hoạt động. Đồng thời làm cơ sở xây dựng kế hoạch thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với các KCN./. , đẩy mạnh liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp trong các KCN và với các thành phần kinh tế ngoài KCN, tạo thị trường nội tại vững chắc., chỉ đạo các doanh nghiệp đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN điều chỉnh hình thức thanh toán thành nhiều lần, thời gian dài hơn khi cho thuê đất, để các doanh nghiệp thứ cấp giảm bớt gánh nặng về vốn đầu tư ban đầu thực hiện triển khai và đưa dự án vào hoạt động đúng tiến độ. Đây cũng là cơ chế tốt để nâng cao khả năng thu hút đầu tư vào các KCN của tỉnh., xây dựng cơ chế hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp từ ngân sách Nhà nước., tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN huy động tốt các nguồn vốn, đẩy nhanh tốc độ đầu tư xây dựng co sở hạ tầng và triển khai thực hiện dự án.